Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Chia sẻ với bạn cách em tìm bài đọc trong một cuốn sách. + GV dẫn dắt vào bài học: Các em đã bao giờ đọc một cuốn sách dày với số trang rất nhiều chưa? Nếu các em muốn đọc một bài ở giữa hoặc cuối sách, các em cần phải tra cứu mục lục sách. Vậy các em đã biết cách tìm mục lục và tra cứu mục lục sách chưa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Mục lục sách. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Mục lục sách SHS trang 133 với giọng thong thả, chậm rãi. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Quan sát mục lục , em biết được những thông tin gì? - GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc thong thả, chậm rãi. Giọng bác thủ thư ân cần, giọng Hà mừng rỡ, biết ơn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: dã ngoại, sẵn sàng, kế hoạch, lưu giữ. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 2 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “đây nhé”. + HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 134; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải nghĩa một số từ khó: + Mục lục: bản ghi đề mục với số trang, theo trình tự trình trong sách, tạo chí được để ở đầu hoặc cuối sách, tạp chí. + Cẩm nang: sách ghi những điều hướng dẫn cần thiết. + Vật dụng: đồ thường dùng hàng ngày. + Ứng phó: chủ động đối phó một cách kịp thời. + Thủ thư: người quản lý, hướng dẫn việc đọc sách ở thư viện. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 134. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Bác thủ thư làm gì để hướng dẫn Hà bài cần đọc? + GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Trang mục lục sách gồm những nội dung gì? + GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Đọc thông tin của bài 4 và bài 6 trong trang mục lục? + GV hướng dẫn HS quan sát trang minh họa bài đọc, đọc mục lục để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Vì sao việc biết được mục lục sách là điều thú vị đối với Hà? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc phần Mục lục sách trước lớp; HS khá, giỏi đọc cả bài. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc phần mục lục sách. - GV yêu cầu HS: + Luyện đọc phần Mục lục sách. + Luyện đọc cả bài. - GV mời 1-2 HS xung phong đọc đọc phần Mục lục sách. - GV mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Hoạt động 4: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài Mẹ của Oanh (từ “Giờ tiếng việt” đến “chế tạo”); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn văn vào vở bài tập. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt đông cả lớp - GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính tả trong bài Mẹ của Oanh (từ “Giờ tiếng việt” đến “chế tạo”). - GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn có nội dung gì? - GV hướng dẫn HS đọc, đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: Việt, giới thiệu, việc, bác sĩ, cỗ máy, giờ, giới, diện. - GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). - GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở bài tập. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. - GV đọc soát lỗi chính tả. - GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết. Hoạt động 5: Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oeo a. Mục tiêu: HS chọn vần eo/oeo thích hợp với mỗi và thêm dấu thanh (nếu cần); thực hiện bài tập vào vở bài tập; đặt 1 câu với từ vừa tìm được. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu Bài tập 2b: Chọn vần eo/oeo thích hợp với mỗi và thêm dấu thanh (nếu cần). - GV hướng dẫn HS: oeo là vần khó đọc. GV cho HS đánh vần: o-e-o-oeo. - GV hướng dẫn HS: HS đọc khổ thơ, chọn vần eo/oeo sao cho phù hợp với từ ngữ trong đoạn thơ và thêm dấu thanh (nếu cần). Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS: thực hiện bài tập vào vở bài tập, đặt 1 câu với từ vừa tìm được. - GV mời 2-3 HS đại diện trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi HS tìm đúng từ và đặt được câu với từ vừa tìm được. - GV giải nghĩa từ nằm khoèo: nằm yên một chỗ, không làm gì. Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt d/r, ăc/ăt a. Mục tiêu: HS chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ; thực hiện bài tập vào vở bài tập; giải nghĩa và đặt câu với một số từ ngữ vừa tìm được. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc tầm yêu cầu Bài tập 2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi - GV hướng dẫn HS: + Đọc một lượt các từ trong ngoặc đơn, lần lượt điền các từ trong ngoặc đơn vào đến khi phù hợp. + HS giải nghĩa 1 từ ngữ và đặt 1 câu với từ vừa tìm. b. Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập vào vở bài tập. - GV mời 2-3 HS đại diện trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi HS điền được đúng câu, giải nghĩa và đặt được câu. | - HS trả lời: Để tìm bài cần đọc trong một cuốn sách, em thường tra theo mục lục. Từ mục lúc, em đọc tên bài rồi nhìn ngang sang đọc số trang, em sẽ thấy được bài cần tìm. - HS trả lời: Quan sát mục lục, em biết được Tên bài, số trang của từng bài. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS đọc thầm. - HS trả lời: Bác thủ thư hướng dẫn Hà tìm bài cần đọc ở mục lục. - HS trả lời: Trang mục lục sách gồm tên bài và số trang. - HS trả lời: Trang mục lục sách gồm những nội dung: Tên bài và số trang. - HS trả lời: Bài 4: vật dụng cần mang theo trang 12; Bài 6: Ứng phó với các tình huống bất ngờ trang 18. - HS trả lời: Vệc biết được mục lục sách là điều thú vị đối với Hà vì Hà nhanh chóng tìm được bài cần đọc. - HS trả lời: Nội dung dung bài đọc nói về mục lục sách giúp em tìm được bài đọc một cách dễ dàng. + Liên hệ bản thân: chú ý cách tìm kiếm nhanh gọn, hiệu quả. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS trả lời: Nội dung của đoạn văn nói về việc các bạn trong lớp giới thiệu về công việc của bố mẹ mình. - HS luyện đọc. - HS viết nháp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chuẩn bị viết bài. - HS viết bài. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. - HS đọc thầm. - HS luyện đọc. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS làm bài. - HS trả lời: mèo, trèo, khéo, khoèo. + Đặt câu: Nhà em có nuôi một chú mèo mướp rất đáng yêu và tinh nghịch. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày: + Rầm rộ, dầm mưa. + Rơi rụng, sử dụng. + Du lịch, ru ngủ. + Tắm giặt, đánh giặc. + Vững chắc, chắt lọc. + Sắt thép, xuất sắc. - HS giải nghĩa: Xuất sắc là thành tích nổi bật hơn mức bình thường. - HS đặt câu: Hè này bố mẹ em cho em đi du lịch ở biển Đà Nẵng. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí