Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Thư Trung Thu

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 2: Thư Trung Thu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 13: BÁC HỒ KÍNH YÊU

TUẦN 28 – 29

BÀI 2: THƯ TRUNG THU (Tiết 5 – 10)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Chia sẻ được với bạn về một món quà Trung thu mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung ài đọc: Tình yêu thương, sự quan tâm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi thể hiện qua Thư Trung thu; biết liên hệ bản thân: Kính yêu, biết ơn Bác Hồ; chăm chỉ học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt được uy/uyu; l/n, ươn/ương.

- Mở rộng được vốn từ về Bác Hồ kính yêu (từ ngữ chỉ phẩm chất đạo đức, hoạt động); đặt được câu kể về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng; tìm được từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì?.

- Biết nói lời từ chối; nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng.

- Nhận diện được kiểu bài nói, viết về tình cảm với người em yêu quý.

- Chia sẻ được một truyện đã đọc về Bác Hồ.

- Đọc được Thư Trung thu của Bác Hồ cho người thân nghe; nói được suy nghĩ của mình sau khi đọc Thư Trung thu của Bác Hồ.

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Tranh ảnh, file nhạc, video clip về Bác Hồ.

- Bảng phụ ghi ô chữ ở BT 3.

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

- Truyện về Bác Hồ đã tìm đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về một món quà Trung thu mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về một món quà Trung thu mà em thích.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Thư Trung thu lên bảng: Nói về món quà Trung thu, tiếp tục với chủ đề Bác Hồ kính yêu, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Thư Trung thu.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu thương, sự quan tâm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi thể hiện qua Thư Trung thu; biết liên hệ bản thân: Kính yêu, biết ơn Bác hồ; chăm chỉ học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng thong thả, trìu mến.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: bận, ngoan ngoãn, sức, gìn giữ,...

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó VD: hòa bình (không có chiến tranh),...

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Bác Hồ nhớ đến ai vào dịp Tết Trung thu?

+ Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nết của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết.

+ Câu 3: Bác Hồ mong điều gì ở các cháu?

+ Câu 4: Em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ qua bức thư? (GV gợi ý: Bác có quan tâm và yêu quý các cháu nhi đồng không? Vì sao Bác bận mà vẫn viết thư cho các cháu thiếu nhi? Trong thơ Bác viết: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình” cho thấy Bác có suy nghĩ và mong muốn như thế nào?).

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Kính yêu, biết ơn Bác Hồ, chăm chỉ học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- GV đọc lại đoạn từ Ai yêu các nhi đồng đến hết.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Ai yêu các nhi đồng đến hết.

- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài.

2. Viết

Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt được uy/uyu; l/n, ươn/ương.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe – viết

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ từ Ai yêu đến hòa bình, trả lời câu hỏi về nội dung.

- GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: ngoan ngoãn, sức, gìn giữ,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: gia, giữ,...

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc từng cụm từ, dòng thơ để HS nghe – viết vào VBT. GV hướng dẫn HS: lùi vào 3 – 4 ô đầu mỗi dòng thơ.

Bước 3: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt uy/uyu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh vần: u-y-uy; u-y-u-uyu.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án. GV giải thích thêm: “khịu” không có nghĩa, “khuỵu”: gập chân lại, không đứng thẳng nữa.

Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt l/n, ươn/ương

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thảo luận, chọn vần phù hợp thay cho * trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã điền vần.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV chốt đáp án.

- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về Bác Hồ kính yêu (từ ngữ chỉ phẩm chất đạo đức, hoạt động).

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.

- GV chiếu ô chữ lên bảng, tổ chức trò chơi, để HS tìm các từ ngữ.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Đặt được câu kể về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng; tìm được từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì?.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu kể về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nói trước lớp câu đặt được theo yêu cầu.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Thay * bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì?

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu BT trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

5. Nói và nghe

Mục tiêu: Biết nói lời từ chối; nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nói lời từ chối

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5a.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và dựa vào nội dung bài đọc Ai ngoan sẽ được thưởng, thảo luận nhóm, dự đoán tình huống trong tranh.

- GV mời một số nhóm HS nói trước lớp.

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Ta thường nói lời từ chối khi nào?

+ Khi nói lời từ chối, em cần nói với thái độ thế nào? Vì sao?

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5b.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nói trong nhóm nhỏ câu thể hiện cảm xúc ngạc nhiên và vui mừng của Tộ khi được nhận kẹo của Bác Hồ.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ta thường thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng khi nào?

- GV nhận xét.

Tiết 5, 6

6. Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý

Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài nói, viết về tình cảm với người em yêu quý.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đọc và trả lời câu hỏi

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 2 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn viết về điều gì?

+ Bác Hồ làm những việc gì cho các cháu thiếu nhi?

+ Tình cảm của bạn nhỏ với Bác Hồ như thế nào?

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết về tình cảm của em với thầy cô

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, hoàn thành BT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nói trước lớp.

- GV nhận xét.

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã đọc về Bác Hồ.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã đọc về Bác Hồ

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên truyện (tập truyện, tên tác giả), tên nhân vật (việc làm, lời nói), lời khuyên,...

- GV yêu cầu HS hỏi đáp với bạn về những điều em muốn biết thêm trong truyện bạn đã chia sẻ.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện (tập truyện, tên tác giả), tên nhân vật (việc làm, lời nói), lời khuyên,...

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

2. Thi đua Em là cháu ngoan Bác Hồ

Mục tiêu: Đọc được Thư Trung thu của Bác Hồ cho người thân nghe; nói được suy nghĩ của mình sau khi đọc Thư Trung thu của Bác Hồ.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động.

- GV hướng dẫn HS cách đọc Thư Trung thu cho người thân nghe: Em hãy đọc cả bài cho người thân nghe một cách diễn cảm. Sau đó cùng trao đổi với người thân về lá thư của Bác Hồ để xem người thân và em có cùng suy nghĩ hay không. Em cũng hay xin ý kiến của người thân để thực hiện những điều như Bác Hồ mong mỏi.

- GV yêu cầu HS thi kể tên các việc em đã làm ở nhà và ở trường.

- GV nhận xét.

- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về món quà Trung thu mà mình thích.

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo GV.

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó. HS lắng nghe GV.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận trong nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Bác Hồ nhớ đến các cháu nhi đồng vào dịp Tết Trung thu.

+ Câu 2: Từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nết của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết: ngoan ngoãn, xinh xinh.

+ Câu 3: Bác Hồ mong các cháu cố gắng thi đua và học hành.

+ Câu 4: HS trả lời theo ý kiến cá nhân.

- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu thương, sự quan tâm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi thể hiện qua Thư Trung thu.

- HS liên hệ bản thân.

- HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Ai yêu các nhi đồng đến hết.

- Một số HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về nội dung: đoạn thơ nói về tình cảm và mong mỏi của Bác Hồ đối với các cháu nhi đồng.

- HS đánh vần theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- HS nghe – viết.

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2b: Chọn những bông hoa có từ ngữ viết đúng.

- HS nghe GV hướng dẫn, đánh vần.

- HS thực hiện BT vào VBT:

+ Từ ngữ viết đúng chính tả: suy nghĩ, khuy áo, nguy nga, khuỷu tay;

+ Từ ngữ viết sai chính tả: ngã khịu – chữa lại: ngã khuỵu.

- Một số HS trình bày kết quả, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi *.

- HS thảo luận, chọn vần phù hợp cho * trong nhóm đôi:

+ Chữ l hoặc chữ n:

Mọi nỗi nhớ dẫn quên

Như sắc màu nâu nhạt

Sao tình thương nhớ Bác

Cứ ngày càng nhân lên?

Theo Đặng Hấn?

+ Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần):

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

Theo Tố Hữu

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã điền.

- HS lắng nghe.

- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3.

- HS chơi trò chơi, tìm các từ ngữ:

đoàn kết, kỉ luật, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4a.

- HS đặt 2 – 3 câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.

- HS nói trước lớp câu đặt được theo yêu cầu. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4b.

- HS hoàn thành yêu cầu BT trong nhóm đôi:

+ Chúng em thi đua học tập tốt để mai này xây dựng đất nước.

+ Chúng em tham gia Tết trồng cây để có nhiều không gian xanh hơn.

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 5a.

- HS quan sát tranh, dựa vào nội dung bài đọc Ai ngoan sẽ được thưởng, thảo luận nhóm, dự đoán tình huống trong tranh: Bạn Tộ nói mình không ngoan nên không được kẹo, nhưng Bác Hồ khen bạn biết nhận lỗi, như thế là ngoan và vẫn chia kẹo cho bạn.

- Một số HS nói trước lớp.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Ta thường nói lời từ chối khi không muốn thực hiện một yêu cầu hay một điều gì đó từ người khác.

+ Khi nói lời từ chối, em cần nói với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng nhưng cương quyết.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 5b: Đóng vai Tộ, nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng khi được nhận kẹo của Bác Hồ.

- HS hoạt động nhóm nhỏ, nói câu thể hiện cảm xúc ngạc nhiên và vui mừng của Tộ khi được nhận kẹo của Bác Hồ. VD: Dạ?! Vậy là cháu vẫn được nhận kẹo ạ?! Cháu cảm ơn Bác! Cháu hứa sẽ luôn ngoan ngoãn, nghe lời các cô ạ!

- Một số HS trình bày kết quả. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi: Ta thường thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng khi đứng trước những điều bất ngờ mà lại như mong muốn.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc BT 6a. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp xác định yêu cầu BT: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn viết về Bác Hồ, những việc bác đã làm cho các cháu thiếu nhi và tình cảm của bạn nhỏ viết đoạn văn dành cho Bác.

+ Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. Năm nào Bác cũng viết thư cho các cháu mặc dù rất bận.

+ Bạn nhỏ kính yêu Bác Hồ.

- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b: Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với thầy cô dựa vào gợi ý.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, hoàn thành BT. VD: Thầy giáo chủ nhiệm của em tên là Chung. Thầy không chỉ dạy chúng em về kiến thức mà còn quan tâm tới cuộc sống của chúng em. Thầy luôn hỏi han ân cần, chỉ dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải. Em rất quý mến thầy và mong thầy vẫn tiếp tục là chủ nhiệm của lớp em.

- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1a: Chia sẻ một truyện đã đọc về Bác Hồ.

- HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện yêu cầu BT.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện (tập truyện, tên tác giả), tên nhân vật (việc làm, lời nói), lời khuyên,...

- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu của BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thực hành ở nhà với người thân.

- HS thi kể tên các việc em đã làm.

- HS nghe GV nhận xét.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Thư Trung Thu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Thư Trung Thu, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay