Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 1: Chuyện của thước kẻ

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 1: Chuyện của thước kẻ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 7: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG (TUẦN 14-15)

BÀI 1: CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ (TIẾT 1-4)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Giới thiệu được với bạn một đồ dùng học tập mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu được nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác; biết liên hệ bản thân: không kiêu căng, tự phụ, biết quan tâm người khác. Biết đọc phân vai cùng bạn.
  • Viết đúng chữ N hoa và câu ứng dụng.
  • Giải được câu đố, tìm được từ ngữ chỉ đồ vật và màu sắc của nó; đặt và trả lời được câu hỏi Ai thế nào? theo mẫu.
  • Vẽ được đồ dùng học tập, đặt được tên cho bức vẽ và giới thiệu được bức vẽ với người thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Mở rộng được vốn từ về trường học (từ ngữ chỉ đặc điểm), câu Ai thế nào?
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Mẫu chữ viết hoa N.
  • Tranh ảnh minh họa thước kẻ, bút mực và bút chì.
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Nhưng ít lâu sau đến cho thẳng.
  • Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở Bài tập 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  1. Đối với học sinh
  • Bút màu vẽ, đồ dùng học tập em thích.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu tên chủ điểm: Bạn thân ở trường. Chủ điểm gồm những bài học hướng đến bồi dưỡng cho các em phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm; nhận ra được ích lợi, yêu quý, biết giữ gìn những đồ dùng học tập quen thuộc; biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè.

- GV giới thiệu tên bài học:

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Giới thiệu với bạn bè về một đồ dùng học tập em thích theo gợi ý:

+ GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi bạn đều có rất nhiều đồ dùng học tập khác nhau của nhiều môn học khác nhau. Có bạn thích bút màu, có bạn thích cây bút chì, bút mực nhưng có bạn lại thích cái cặp sách, hộp bút hay cây thước kẻ. Các em có tin mỗi đồ dùng học tập mà chúng ta yêu thích cũng có thế giới riêng của chúng, cũng có những câu chuyện riêng không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Chuyện của thước kẻ để tìm hiểu điều lí thú này.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Chuyện của thước kẻ SHS trang 114, 115 với giọng đọc nhẹ nhàng, thong thả. Ngắt nghỉ đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Trong tranh có những đồ vật gì? Chiếc thước kẻ đang làm gì, nó có điểm gì khác lạ?

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật; giọng bút mực: nhẹ nhàng, chân thành; giọng thước kẻ: kiêu căng.

+ Ngắt nghỉ đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc một số từ khó: ưỡn, uốn, cặp sách.

+ Luyện đọc một số câu dài: Mỗi hình vẽ đẹp,/mỗi đường kẻ thẳng tắp/là niềm vui chung của ba,//Nhưng ít lâu sau,/thước kẻ nghĩ/bút mực và bút chì/phải nhờ đến mình mớ làm việc được.//.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): Từ đầu đến “cả ba”.

+ HS2 (Đoạn 2): Tiếp theo đến “không phải là tôi”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 115; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV giải nghĩa một số từ khó:

+ Ưỡn: làm cho ngực hay bụng nhô ra phía trước bằng cách hơi ngửa về đằng sau.

+ Uốn: làm cho một vật từ thẳng thành cong hoặc ngượi lại.

+ Thẳng tắp: thẳng thành một đường dài.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 115.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Ban đầu thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Vì sao thước kẻ bị cong?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì? Vì sao

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

 - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài đọc:

+ GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời bằng cách trả lời câu hỏi: vì sao thước kẻ lại bị cong, vì sao thước kẻ phải quay lại xin lỗi bút chì, bút mực.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc của từng nhân vật; nghe GV đọc đoạn từ “Nhưng ít lâu sau” đến “cho thẳng”; HS luyện đọc giọng của bút mực, thước kẻ, đọc đoạn từ “Nhưng ít lâu sau” đến “cho thẳng”; HS khá giỏi đọc cả bài. 

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS xác định lại một lần nữa giọng đọc của từng nhân vật trong câu chuyện Chuyện của thước kẻ.

- GV đọc đoạn từ “Nhưng ít lâu sau” đến “cho thẳng”.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS:

+ Luyện đọc giọng của bút mực, thước kẻ.

+ Luyện đọc đoạn từ “Nhưng ít lâu sau” đến “cho thẳng”.

- GV mời 1-2 HS xung phong đọc đoạn từ “Nhưng ít lâu sau” đến “cho thẳng”.

- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.

Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng

a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi của hoạt động Giọng ai cũng hay SHS trang 115. 

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu phần Giọng ai cũng hay SHS trang 115: Cùng các bạn đọc phân vai: Người dẫn chuyện, thước kẻ, bút mực.

- GV hướng dẫn HS: HS đọc phân vai người dẫn chuyện, thước kẻ, bút mực theo gợi ý sau:

 +Giọng người dẫn chuyện: thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật. + Giọng bút mực: nhẹ nhàng, chân thành.

+ Giọng thước kẻ: kiêu căng.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS thảo luận, phân vai theo nhóm 3 người. HS luân phiên đổi vai đọc giọng của người kể chuyện, thước kẻ và bút mực.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm đọc bài.

- GV nhận xét, khen ngợi HS đọc đúng giọng đọc.

- HS trả lời.

- HS trả lời:

+ Trong tranh có những đồ vật: thước kẻ, bút mực, bút chì, sách.

+ Chiếc thước kẻ đang soi gương, thước kẻ bị cong.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Ban đầu thước kẻ chung sống vui vẻ với các bạn.

- HS trả lời: Thước kẻ bị cong vì thước kẻ kiêu căng, cứ ưỡn ngực mãi lên.

- HS trả lời: Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc và về xin lỗi bút mực, bút chì.

- HS trả lời: Tình cảm yêu quý ngôi trường của bạn nhỏ; liên hệ bản thân: cần biết yêu quý ngôi trường của mình

- HS trả lời: Dòng “Khuyên chúng ta không được kêu căng” nêu đúng ý nghĩa của bài đọc.

- HS trả lời: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác.

+Liên hệ bản thân: không kiêu căng, tự phụ, biết quan tâm người khác.

- HS trả lời: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật; giọng bút mực: nhẹ nhàng, chân thành; giọng thước kẻ: kiêu căng.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 1: Chuyện của thước kẻ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Chuyện của thước kẻ, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay