Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Sông Hương

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Sông Hương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 12: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU

TUẦN 25 – 26

BÀI 4: SÔNG HƯƠNG (Tiết 15 – 20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Giải được các câu đố về tên dòng sông; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn luôn biến đổi theo thời gian của sông Hương, bày tỏ tình yêu sông Hương.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe; iu/iêu, an/ang.

- Mở rộng được vốn từ về quê hương (nhận biết và biết cách viết tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi biển); đặt được câu giới thiệu một cảnh sông nước hoặc núi non.

- Nghe – kể được từng đoạn câu chuyện Sự tích Hồ Gươm theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã tham gia theo gợi ý.

- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về quê hương.

- Nói được về vẻ đẹp sông Hương với người thân.

  1. Phẩm chất:

- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được sự giàu đẹp của quê hương, bước đầu thể hiện tình yêu quê hương, nơi mình sống bằng các việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động; tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi…).

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Bảng phụ ghi đoạn từ Sông Hương là một đặc ân đến hết.

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

- Bài văn về quê hương đã tìm đọc.

- Bút màu và vật dụng để trang trí bưu thiếp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Giải được các câu đố về tên dòng sông; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đố bạn về tên dòng sông theo gợi ý.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Sông Hương lên bảng: Trong các buổi học trước, chúng ta đã tìm hiểu về vẻ đẹp quê hương ở nông thôn với đồng lúa chín, vẻ đẹp của rừng ngập mặn Cà Mau. Vẫn tiếp tục tìm hiểu sắc màu và vẻ đẹp quê hương, hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Sông Hương.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dâu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn luôn biến đổi theo thời gian của sông Hương, bày tỏ tình yêu sông Hương; biết liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của sông Hương: sắc độ, xanh thẳm, xanh biếc, xanh non, lung ling, dát vàng,…

- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: sắc độ, dát vàng, phượng vĩ, trăng sáng,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của lá cây,/ màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.//; Sông hương là một đặc ân của thiên nhiên/ dành cho Huế,/ làm cho không khí thành phố trở nên trong lành,/ làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa,/ tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.//;…

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sắc độ (mức đậm, nhạt của màu), đặc ân (ơn đặc biệt),…

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc nào?

+ Câu 2: Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào?

+ Câu 3: Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh gì?

+ Câu 4: Vì sao sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế?

 

 

 

 

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

2. Viết

Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe; iu/iêu, an/ang.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe – viết

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nghe đọc đoạn văn từ Mỗi mùa hè tới đến dát vàng.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo, VD: hoa, lụa; hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: phượng vĩ, đỏ rực, phố phường, lung linh,…; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dải, dát.

- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV cho đọc từng cụm từ để HS viết vào VBT.

Bước 3: Hoạt dộng theo cặp

- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oe

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nêu kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt iu/iêu, an/ang

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ đã điền vần và dấu thanh trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về quê hương (nhận biết và biết cách viết tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi biển).

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: So sánh từ ngữ chỉ sự vật chung và từ ngữ chỉ sự vật cụ thể

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3a.

Bước 2: Hoạt động cá nhân và hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng, tìm điểm giống và khác nhau trong cách viết. Chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV giải thích cách viết khác nhau (chỉ sự vật chung; chỉ sự vật cụ thể - riêng).

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết tên địa danh gồm từ chỉ sự vật chung và từ ngữ chỉ sự vật cụ thể

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3b và thảo luận trong nhóm nhỏ.

- GV tổ chức trò chơi tiếp sức giữa các nhóm để HS viết theo yêu cầu.

- GV nhận xét.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu một cảnh sông nước hoặc núi non.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 4.

- GV hướng dẫn: Sông hay núi đó tên là gì? Cảnh ở đó có gì đẹp, đặc biệt? Em có mong muốn gì về cảnh sông nước hoặc núi non?

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm nhỏ và viết vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

- GV chữa, nhận xét một số bài làm.

5. Kể chuyện (Nghe – kể)

Mục tiêu: Nghe – kể được từng đoạn câu chuyện Sự tích Hồ Gươm theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

- GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

1. Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu nên thường bị thua. Vì thế, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.

2. Hồi ấy, một người đánh cá tên là Lê Thận, ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ, hóa ra một lưỡi gươm. Sau đó, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn và dâng thanh gươm cho Lê Lợi.

3. Ít lâu sau, một lần Lê Lợi bị giặc đuổi phải chạy vào rừng, ông bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Lúc đó, Lê Lợi mới biết đấy là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lơi – lúc bấy giờ đã lên ngôi vua – đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi lại gươm thần. Vua nâng gươm trả lại cho rùa vàng. Từ đó, hồ mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

- GV yêu cầu HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

- GV kể chuyện lần thứ hai kết hợp quan sát từng tranh minh họa để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và dựa vào từ ngữ gợi ý dưới tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét phần kể chuyện.

Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét phần kể chuyện.

- GV nhận xét phần kể chuyện.

- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích và giải thích lý do.

Tiết 5, 6

6. Luyện tập thuật việc được tham gia (tiếp theo)

Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã tham gia theo gợi ý.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Sắp xếp các câu thành đoạn văn

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 6a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thực hiện BT trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Thuật lại cách làm bưu thiếp

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b, nói về việc làm bưu thiếp.

- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.

- GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn đã đọc về quê hương.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã đọc về quê hương

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn (tác giả, cuốn sách), cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm xúc,…

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn (tác giả, cuốn sách), cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm xúc,…

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

2. Nói về vẻ đẹp của sông Hương

Mục tiêu: Nói được về vẻ đẹp sông Hương với người thân.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói về vẻ đẹp của sông Hương với người thân.

- GV hướng dẫn HS cách trao đổi với người thân ở nhà: Dựa vào bài đọc đã học, em hãy nói với người thân về vẻ đẹp của sông Hương theo dựa theo các câu hỏi trong SGK: Sông Hương có những màu sắc nào? Màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào khi mùa hè tới? Đêm trăng sáng, sông Hương trông như thế nào? Em thích gì ở sông Hương? Em cũng có thể trao đổi thêm với người thân và lắng nghe câu chuyện về sông Hương hay góp ý từ họ.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe.

- HS nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo GV.

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS nghe GV hướng dẫn, giải thích nghĩa của một số từ khó.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

+ Câu 2: Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương từ màu xanh thành màu đào ửng hồng: Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

+ Câu 3: Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với một đường trăng lung linh dát vàng.

+ Câu 4: Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế vì sông hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn luôn biến đổi theo thời gian của sông Hương, bày tỏ tình yêu sông Hương.

- HS liên hệ bản thân.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS đánh vần theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, lưu ý.

- HS nghe – viết.

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp với mỗi * và thêm dấu thanh (nếu cần).

- HS thực hiện BT vào VBT:

+ Khéo léo

+ Khoe sắc

+ Tròn xoe

+ Lóe sáng

+ Trong veo

+ Mạnh khỏe

- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Chọn vần thích hợp với mỗi * và thêm dấu thanh (nếu cần):

- HS thực hiện BT vào VBT:

+ Vần iu hoặc vần iêu:

Những hạt sương mát dịu

Níu nhau trĩu trên cành

Bầu trời rất là xanh

Nắng vàng đang khiêu vũ.

Theo Nhật Quang

+ Vần an hoặc vần ang:

Ngọn gió thì quen bò ngang

Ngọn gió xa mẹ lang thang đêm ngày

Ngọn mướp thì ưa leo cây

Rủ đàn bướm đến nhảy dây khắp giàn.

Theo Nguyễn Ngọc Oánh

- HS đọc lại đoạn thơ đã điền và dấu thanh trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: So sánh các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng, giải thích sự khác nhau đó.

- HS quan sát từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng, tìm điểm giống và khác nhau trong cách viết. Chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết tên một dòng sông, dòng suối hoặc một dòng thác; một ngọn núi, hòn đảo hoặc một bãi biển.

- HS chơi trò chơi tiếp sức giữa các nhóm, viết theo yêu cầu. VD:

+ Sông Lô, Suối Nậm, Thác Prenn, Thác Datanla.

+ Núi Ngự, Núi Langbiang, đảo Cồn Cỏ, đảo Cát Bà, bãi biển Đồ Sơn, bãi biển Vũng Tàu.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt 2 – 3 câu giới thiệu một cảnh sông nước hoặc núi non mà em biết.

- HS đặt câu trong nhóm nhỏ và viết vào VBT.

- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và dựa vào từ ngữ gợi ý dưới tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.

- HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ, nghe GV hướng dẫn.

- HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét phần kể chuyện.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nói về nhân vật em thích và giải thích lý do.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6a: Sắp xếp lại thứ tự các công việc cần làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ hoặc cô nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.

- HS thực hiện BT trong nhóm đôi:

+ Chuẩn bị các vật liệu cần thiết.

+ Vẽ hình bưu thiếp.

+ Cắt theo hình đã vẽ.

+ Trang trí bưu thiếp.

+ Viết lời chúc mừng.

- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết 4 – 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.

- HS viết 4 – 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.

- HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1a: Chia sẻ một bài văn về quê hương đã đọc.

- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn (tác giả, cuốn sách), cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm xúc,…

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn (tác giả, cuốn sách), cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm xúc,…

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS lắng nghe, xác định yêu cầu hoạt động.

- HS nghe GV hướng dẫn, thực hành ở nhà với người thân.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Sông Hương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Sông Hương, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay