Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Người nặn tò he

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Người nặn tò he. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: NGƯỜI NẶN TÒ HE (TIẾT 15-20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Chia sẻ được với bạn một đồ chơi em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Đôi bàn tay khéo léo của bác Huấn đã tạo nên những món đồ chơi dân gian thật sinh động; biết liên hệ bản thân: kính trọng người lao động, yêu quý các sản phẩm họ làm ra.
  • Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt ng/ngh, s/x, uôc/uôt.
  • Kể lại được truyện Mẹ của Oanh đã đọc.
  • Tả được đồ vật quen thuộc.
  • Chia sẻ được một bài văn đã đọc về nghề nghiệp.
  • Tham gia được trò chơi Đoán nghề nghiệp qua hoạt động.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Mở rộng được vốn từ về nghề nghiệp (từ ngữ chỉ lao động, chỉ hoạt động của người, chỉ vật dụng khi lao động và nơi lao động); điền từ ngữ đúng, phù hợp vào chỗ trống.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bảng phụ viết đoạn từ thoắt cái đến sắc xanh để hướng dẫn HS luyện đọc.
  • Tranh ảnh phóng to chuyện Mẹ của Oanh.
  • Thẻ từ phân loại các nhóm từ về lao động.
  1. Đối với học sinh
  • Truyện về công việc, nghề nghiệp đã đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu tên bài học:

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Giới thiệu với bạn về một đồ chơi em thích (tên đồ chơi, hình dáng, màu sắc, lợi ích của đồ chơi đó,...)

+ GV dẫn dắt vào bài học: Cuộc sống ngày càng hiện đại và văn minh kéo theo rất nhiều những thay đổi lớn. Một số trò chơi, đồ chơi dân gian cũng ít xuất hiện hơn trước. Trong số các em, có bạn nào biết về con tò he không? Đó là một con giống được nặn bằng bột, thường có hình thù các con vật. Đây là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, một số loại tò hè có thể ăn được. Các em có biết công việc của một người nặn tò he như thế nào để tạo ra những sản phẩm rất thú vị và đẹp mặt này không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều này trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Người nặn to he.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Người nặn tò he SHS trang 141 với giọng đọc thong thả, vui tươi, nhấn mạnh vào những đặc điểm riêng của bác Huấn khi làm tò he.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Quan sát bức tranh, em hãy đoán xem hai nhân vật trong tranh đang làm gì?

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng đọc thong thả, vui tươi, nhấn mạnh vào những đặc điểm riêng của bác Huấn khi làm tò he, từ ngữ tả những con tò he. Câu cuối giọng vui tươi, thể hiện tình cảm và niềm tự hào với công việc của bác Huấn.

+ Dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. 

- GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc một số từ khó: nhuộm màu, vắt bột, nhọ nồi, lá riềng, mẹt, chúm chím, lựu.

+ Luyện đọc câu dài: Thỉnh thoảng, /bác Huấn nặn riêng cho tôi/một chú lính áo vàng, áo đỏ/hay vài anh chim bói cá/lấp lánh sắc xanh.//; Tôi cứ thế mê mẩn ngắm/cả thế giới đồ chơi/mở ra trước mắt/và càng thấy yêu hơn/đôi bàn tay của bác hàng xóm thân thương.//.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV mời 2 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “trên cái mẹt tròn”.

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 142; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV giải nghĩa một số từ khó:

+ Hàng xóm: người ở cùng một xóm.

+ Vắt bột: lượng bột được vắt thành nắm nhỏ.

+ Chắt: lấy riêng ra ít chất lỏng trong hỗn hợp có ít chất lỏng.

+ Nhọ nồi: cây nhỏ thuộc họ cúc, mọc hoang, thân có nhiều lông, hoa trắng, lá dùng làm thuốc.

+ Chen chúc: chen nhau lộn xộn.

+ Mê mẩn: say sưa, thích thú đến mức không còn biết gì cả.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 142.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Bác Huấn chắt được màu gì từ mỗi loại lá, củ dưới đây?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của bác Huấn để tìm ra những con tò he?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1, 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Chon từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với thẻ màu hồng?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Đọc câu văn nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với bác Huấn?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

 - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc của từng nhân vật, một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại đoạn từ “Thoắt cái” đến “sắc xanh”; HS luyện đọc đoạn từ “Thoắt cái” đến “sắc xanh”; HS khá giỏi đọc cả bài.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS xác định lại một lần nữa giọng đọc của từng nhân vật, một số từ ngữ cần nhấn giọng trong câu chuyện Mẹ của oanh.

- GV đọc lại đoạn từ “Thoắt cái” đến “sắc xanh”.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Thoắt cái” đến “sắc xanh”.

- GV mời 1-2 HS xung phong đọc đoạn từ “Thoắt cái” đến “sắc xanh”.

- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.

Hoạt động 4: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài Vượt qua lốc dữ (từ “Biển vẫn gào thét” đến “qua cơn lốc dữ”); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn văn vào vở bài tập.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt đông cả lớp

- GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính tả trong bài Vượt qua lốc dữ (từ “Biển vẫn gào thét” đến “qua cơn lốc dữ”).

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn có nội dung gì?

- GV hướng dẫn HS đọc, đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: vẫn, gào thét, từng cơn, lặn hụp, chỉ huy, dữ, gió, giữa.

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở bài tập.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 5: Luyện tập chính tả - phân biệt ng/ngh

a. Mục tiêu: HS đọc lại đoạn chính tả vừa viết; tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh trong bài chính tả hoặc ngoài bài chính tả; viết bài vảo vở bài tập.

b.Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2b: Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh:

§ Trong bài chính tả

§ Ngoài bài chính tả.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc lại đoạn chính tả vừa viết, tìm trong đoạn chính tả tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh.

+ Tìm ngoài bài chính tả tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập vào vở bài tập.

- GV mời 2-3 HS đọc bài.

- GV nhận xét, khen ngợi HS tìm được đúng tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh trong bài chính tả, tìm được nhiều tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh ngoài bài chính tả.

Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - phân biệt s/x, uôc/uôt

a. Mục tiêu: HS tìm từ ngữ chỉ đồ vật, công việc, nghề nghiệp có tiếng bắt đầu bằng s/x, có chứa vần uôc/uôt; thực hiện bài tập vào vở bài tập; đặt câu với một số từ ngữ vừa tìm được.

b.Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc yêu cầu Bài tập 2c: Tìm từ ngữ chỉ đồ vật, công việc, nghề nghiệp.

- GV hướng dẫn HS quan sát câu mẫu các từ ngữ chỉ đồ vật, công việc, nghề nghiệp:

+ Bắt đầu bằng s: bác sĩ.

+ Bắt đầu bằng x: thợ xây,

+ Có tiếng chứa vần uôc: cuốc đất.

+ Có tiếng chứa vần uôt: tuốt lúa.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập vào vở bài tập.

- GV mời đại diện 2-3 HS đứng dậy trình bày kết quả.

- GV nhận xét, khen ngợi HS tìm được nhiều từ ngữ chỉ đồ vật, công việc, nghề nghiệp.

- GV yêu cầu HS đặt 1-2 câu với từ ngữ vừa tìm được.

- HS trả lời.

- HS trả lời:

+ Nhân vật người nặn tò he đang nặn tò he với những sản phẩm đẹp mắt và nhiều màu sắc.

+ Bạn nhỏ mải mê ngắm nhìn bác nặn tò he với thái độ ngạc nhiên.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Bác Huấn chắt được những màu:

+ quả gấc: màu đỏ

+ củ nghệ: màu vàng

+ nhọ nồi: màu đen

+ chiếc lá: màu xanh.

- HS trả lời: Từ ngữ chỉ hoạt động của bác Huấn để tìm ra những con tò he: tạo hình, nặn.

- HS trả lời:

+ Trái chuối – vàng tươi.

+ Gà, trâu, lợn cá – ngộ nghĩnh.

+ Nụ hồng – chúm chím.

+ Quả lựu - ửng đỏ.

- HS trả lời: Câu văn nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với bác Huấn: càng thấy yêu hơn đôi bàn tay của bác hàng xóm thân thương.

- HS trả lời: Nội dung của bài đọc nói về Đôi bàn tay khéo léo của bác Huấn đã tạo nên những món đồ chơi dân gian thật sinh động.

+ Liên hệ bản thân: kính trọng người lao động, yêu quý các sản phẩm họ làm ra.

- HS trả lời: Giọng đọc thong thả, vui tươi, nhấn mạnh vào những đặc điểm riêng của bác Huấn khi làm tò he, từ ngữ tả những con tò he. Câu cuối giọng vui tươi, thể hiện tình cảm và niềm tự hào với công việc của bác Huấn.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng ghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng ghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Nội dung của đoạn văn là thuyền trưởng Thẳng đã vượt qua cơn lốc dữ bằng sự điềm tĩnh chỉ đạo con thuyền của mình.

- HS đọc từ khó.

- HS viết nháp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị viết bài.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi chính tả bải viết của mình.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS đọc bài:

+ Trong bài chính tả: ngột, nghìn.

+ Ngoài bài chính tả: nghe, ngóng, ngừng, ngon.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS đọc bài:

+ Có tiếng bắt đầu bằng s: bác sĩ, kĩ sư.

+ Có tiếng bắt đầu bằng x: xe đạp, thợ xây.

+ Có tiếng bắt đầu bằng uôc: bán thuốc, đôi guốc.

+ Có tiếng bắt đầu bằng uôt: tuốt lúa.

- HS đặt câu:

+ Chú kĩ sư vẽ và thiết kế những ngôi nhà thật đẹp.

+ Mẹ em làm nghề bán thuốc.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Người nặn tò he

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Người nặn tò he, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay