Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Chia sẻ với bạn về một trò chơi ở trường. + GV dẫn dắt vào bài học: Các em đã là học sinh lớp 2, đã có nhiều thời gian để dần quen với mái trường, các hoạt động và các sự vật ở trường. Các em được tham gia rất nhiều hoạt động của lớp, của trường, trong các dịp kỉ niệm khác nhau của trường. Vậy, vì sao các em yêu lớp mình, yêu trường mình? Bạn nhỏ trong bài thơ chúng ta sẽ đọc ngày hôm nay cũng dành cho ngôi trường, lớp học của mình bằng một tình cảm rất giản dị với những hình ảnh quen thuộc. Chúng ta cùng vào Bài 3: Yêu lắm trường ơi để tìm hiểu xem bạn nhỏ miêu tả và ngôi trường của mình như thế nào. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Yêu lắm trường ơi SHS trang 106, 107 với giọng đọc nhẹ nhàng, tươi vui, thể hiện sự yêu mến ngôi trường. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? - GV đọc mẫu toàn bài: + Giọng đọc nhẹ nhàng, tươi vui, thể hiện sự yêu mến ngôi trường. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: xôn xao, nhộn nhịp, khung cửa. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 2 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): 2 khổ thơ đầu. + HS2 (Đoạn 2): 2 khổ thơ cuối. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 107; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải nghĩa một số từ khó: + Xôn xao: âm thanh rộn lên từ nhiều phía, xen lẫn nhau. + Nhộn nhịp: nhiều người đang hoạt động. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 107. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Những hình ảnh nào trong hai khổ thơ đầu cho thấy ngôi trường rất đáng yêu? + GV hướng dẫn HS đọc 2 khổ thơ, tìm từ ngữ miêu tả hình ảnh ngôi trường để trả lời câu hỏi. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Đọc 2 khổ thơ cuối và cho biết bạn nhỏ yêu sự vật nào ở trường? + GV hướng dẫn HS đọc lại 2 khổ thơ cuối, tìm những dòng thơ có từ ngữ chỉ sự vật ở trường để trả lời câu hỏi. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Vì sao không đến lớp bạn nhỏ thấy nhớ trường? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS xác định giọng đọc phù hợp cho bài thơ; HS nghe GV đọc lại hai khổ thơ đầu; HS luyện đọc hai khổ thơ đầu; HS luyện đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất; HS khá giỏi đọc cả bài. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV xác định lại một lần nữa giọng đọc của từng nhân vật trong câu chuyện Bàn tay dịu dàng. - GV đọc lại hai khổ thơ đầu. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc hai khổ thơ đầu. - GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng khổ thơ đầu theo phương pháp xóa dần. - GV mời 1-2 HS xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ trước lớp. - GV mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi của hoạt động Điều em muốn nói SHS trang 107. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu phần Điều em muốn nói SHS trang 107: Viết lời yêu thương của em gửi đến thầy cô và những người làm việc ở trường. - GV hướng dẫn HS: HS nói, viết lời yêu thương của em gửi đến thầy cô và những người làm việc ở trường theo gợi ý: + Trong lời nói sử dụng các từ ngữ chỉ sự yêu thương, biết ơn như: yêu quý, quý mến, em cảm ơn ạ, em cảm ơn,... + HS viết lời yêu thương gửi tới ai, thầy cô và những người làm việc ở trường đã làm gì cho em. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập vào vở bài tập. - GV mời đại diện 3-4 HS đọc bài. - GV nhận xét, khen ngợi HS có cách viết hay, sáng tạo. | - HS trả lời: Chia sẻ với bạn về trò chơi kéo co: + Kéo co là một trò chơi dân gian ở Việt Nam mà ở trường các bạn rất hay chơi. + Các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc. - HS trả lời: Các bạn nhỏ trong tranh đang chơi đùa và tham gia các hoạt động ngoài sân trường: + Nói chuyện. + Đá cầu. + Chạy nhảy, nô đùa. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS đọc thầm. - HS trả lời: Những hình ảnh trong hai khổ thơ đầu cho thấy ngôi trường rất đáng yêu: hàng cây xanh mát, tiếng chim xanh trời, sân trường nhộn nhịp, bạn nào cũng xinh. - HS trả lời: Bạn nhỏ yêu những sự vật ở trường: khung cửa sổ, lớp học, lá, trang sách. - HS trả lời: Không đến lớp bạn nhỏ thấy nhớ trường vì lời cô giáo nói ngọt ngào. - HS trả lời: Tình cảm yêu quý ngôi trường của bạn nhỏ; liên hệ bản thân: cần biết yêu quý ngôi trường của mình - HS trả lời: Giọng đọc nhẹ nhàng, tươi vui, thể hiện sự yêu mến ngôi trường. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc bài: Em cảm ơn các thầy cô giáo, các cô y tá, bác bảo vệ và bác lao công đã làm việc vất vả để cho chúng em được học tập trong một ngôi trường thật tốt đẹp. Em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô và các bác. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác