Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hướng dẫn sử dụng sách
Lời nói đầu
Chủ đề: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI
Chủ đề: MĨ THUẬT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM MĨ THUẬT
Chủ đề: NỘI THẤT CĂN PHÒNG
Chủ đề: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
Chủ đề: HƯỚNG NGHIỆP
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM MĨ THUẬT
Giải thích thuật ngữ
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Tóm tắt được cuộc đời, sự nghiệp và nét đặc trưng trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
- Sử dụng cách vẽ màu nước để mô phỏng được bức tranh theo phong cách của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
- Vận dụng được kĩ thuật vẽ màu nước để tạo một bức tranh.
- Trân trọng, giữ gìn bản sắc và phát huy được giá trị, vẻ đẹp văn hóa, nghệ thuật của dân tộc trong học tập và sáng tạo.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
Năng lực riêng:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước.
- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được sản phẩm mĩ thuật mô phỏng tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Tìm hiểu về tranh lụa hiện đại Việt Nam.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
- Yêu nước và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 8 – bản 1.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Mĩ thuật 8 bản 1.
- Tranh mẫu, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu nước, bút lông.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu bức tranh sau và đặt câu hỏi cho HS: Theo em, bức tranh này được vẽ trên chất liệu gì? Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về các tác phẩm được viết trên chất liệu đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Bức tranh này được vẽ trên tấm vải lụa. Tranh lụa là tranh vẽ sử dụng màu nước, mực nho hoặc màu phẩm vẽ trên tấm vải lụa được căng trong khung gỗ.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bức tranh trên có tên là Người bán gạo của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh cũng được coi là người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và nghệ thuật tranh lụa của ông, chúng ta cũng đến với bài hôm nay – Bài 5: Nét đẹp trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
CÁC GIÁO ÁN MĨ THUẬT 7 CTST KHÁC:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát – nhận thức về tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu khái quát về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và các tác phẩm tiêu biểu của ông.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1 - SGK.22, 23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: những nét khái quát về tác giả Nguyễn Phan Chánh và các tác phẩm của ông.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xem video sau và quan sát một số tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh – SGK tr. 22: youtu.be/wxa-Q57Votk
Chân dung tự họa (1976 – lụa) – Người bán ốc (1929 – lụa) – Rửa rau cầu ao (1931 – lụa) - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 – 4 HS) và tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm: + Nhóm 1: Em hãy nêu một số hiểu biết về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh: Năm sinh – năm mất. Quê quán. Đóng góp trong lĩnh vực gì? + Nhóm 2: Em hãy nêu một số hiểu biết về tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh Màu sắc chủ đạo trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là gì? Cách vẽ tranh lụa của họa sĩ có điểm gì đặc biệt? Kể tên các tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh mà em biết. Nêu cảm nhận của em về các bức tranh được vẽ trên lụa? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình - SGK.22 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và các tác phẩm của ông. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát – nhận thức về tranh lụa của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh a) Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh - Năm sinh: 1892 – năm mất: 1984 - Quê quán: Hà Tĩnh. - Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam. - Ông là người đặt nền tảng và người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. - Năm 1996: ông được truy tặng Giải thưởng HCM đợt I. b) Các tác phẩm của ông: - Màu sắc chủ đạo: màu nâu đen, vàng đất, xám nhẹ trên nền lụa. - Phong cách hội họa: kết hợp hài hòa giữa thủ pháp tạo hình phương Tây và bản sắc văn hóa Việt Nam. - Tác phẩm tiêu biểu: Chơi ô ăn quan, Người bán ốc, Thợ khâu, Rửa rau cầu ao, Người bán gạo, Sau giờ trực chiến,… C |
Hoạt động 2: Hoạt động kiến tạo kiến thức – kĩ năng
Cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa, thảo luận và chỉ ra cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK mục 2 – SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình minh họa – SGK tr.23 và trả lời câu hỏi: + Để vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước thì cần bao nhiêu bước? + Em hãy nêu các bước vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. + Bước nào giúp xác định bố cục cho bức tranh? + Bước vẽ chi tiết được thực hiện khi nào? + Cách vẽ màu nước khác với màu sáp như thế nào? - GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. - GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Sử dụng màu nước vẽ trên giấy có thể mô phỏng được nét đặc trưng trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK mục 2 - SGK tr. 6, 7 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: Các bước vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | 2. Cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước - Có 4 bước để vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước: + Bước 1: Vẽ phác để xác định mảng chính của tranh. + Bước 2: Vẽ hình chi tiết trong tranh bằng nét chì mờ. + Bước 3: Vẽ màu khái quát từ nhạt đến đậm cho các mảng hình trong tranh. + Bước 4: Vẽ chi tiết hoàn thiện bức tranh |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
Nhiệm vụ 1: Vẽ mô phỏng tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, lựa chọn bức tranh lụa yêu thích và thực hành vẽ mô phỏng theo các bước hướng dẫn.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ và HS thực hành vẽ mô phỏng.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm vẽ mô phỏng tranh lụa của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Lựa chọn bức tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh mà em thích để mô phỏng và thực hiện theo hướng dẫn.
- GV cho HS quan sát một số bức tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh:
Em bé bên chú chim (1931 – lụa – 65 x 50 cm) | Người bán gạo (1932 – lụa – 65 x 50 cm) | Chơi ô ăn quan (1931 – lụa) |
Hầu đồng (1931) | Cô hàng xén | Thợ nhuộm (1931 – lụa) |
- GV gợi ý cho HS một số kĩ thuật vẽ màu nước cơ bản:
Vẽ đều màu: Pha lượng màu lớn hơn mảng cần vẽ, lấy nhiều màu vào bút và di chuyển đều tay cho hết mảng hình. | Lấy bớt màu: Dùng giấy ăn hoặc bông đặt vào chỗ màu còn ướt rồi nhấc ra. |
Chuyển đậm nhạt của màu: Vẽ màu vào phần đậm, sau đó dùng bút và nước sạch vẽ tiếp vào phần còn lại của mảng hình. | Pha màu và chuyển màu: Thêm nước sạch vào phần giữa hai mảng màu khác nhau rồi vẽ tạo độ chuyển loang giữa hai màu. |
- GV gợi ý cho HS lựa chọn bức tranh lụa mà em yêu thích để thực hành mô phỏng:
- GV hướng dẫn học sinh bằng cách hỏi một số câu hỏi:
+ Em sẽ mô phỏng bức tranh lụa nào của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh?
+ Em sẽ mô phỏng toàn bộ hay trích đoạn bức tranh đó?
+ Em sẽ sử dụng màu sắc trong bài vẽ mô phỏng như thế nào?
+ Em sử dụng kĩ thuật vẽ màu nước nào để mô phỏng bức tranh lụa?
- GV cho HS tham khảo một số sản phẩm của HS:
- GV có thể cho HS xem video về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh: youtu.be/d_O1dOJ77I0
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xác định yêu cầu của bài vẽ và lên ý tưởng cho sản phẩm của mình.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trưng bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận và phân tích về màu sắc, đậm nhạt, cách thể hiện bài vẽ so với tranh của họa sĩ và về kĩ thuật sử dụng chất liệu bài vẽ.
b. Nội dung: HS nêu cảm nhận, phân tích về sản phẩm mĩ thuật của bạn.
c. Sản phẩm học tập: Những cảm nhận, phân tích của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm, có thể treo/dán lên bảng hoặc tường.
- GV tổ chức cho HS đóng vai nhà nghiên cứu mĩ thuật để giới thiệu/phân tích/bình luận về:
+ Màu sắc, đậm nhạt trong bài vẽ.
+ Cách thể hiện trong bài vẽ so với tranh của họa sĩ.
+ Kĩ thuật sử dụng chất liệu.
+ Ý tưởng điều chỉnh để bài vẽ đẹp và hoàn thiện hơn.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Em thích bài vẽ nào? Vì sao?
+ Bài vẽ đó mô phỏng bức tranh lụa nào của họa sĩ?
+ Bài vẽ thể hiện nội dung gì?
+ Màu sắc, đậm nhạt trong bài vẽ được thể hiện như thế nào?
+ Bài vẽ sử dụng kĩ thuật vẽ màu nước như thế nào?
+ Em có ý tưởng điều chỉnh như thế nào để sản phẩm hoàn thiện hơn?
- GV có thể gợi ý để HS chia sẻ một số tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Việt Nam mà em biết.
Hoài Cố Hương – Lê Phổ (1938 – lụa) | Chơi đàn nguyệt – Mai Trung Thứ (1943 – lụa) | Sơn nữ - Lê Thị Lựu (1980 – lụa) |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và nêu cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật của bạn
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
Nhiệm vụ 3: Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1.Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho lĩnh vực gì trong nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam?
A. Tranh sơn dầu
B. Tranh lụa
C. Tranh sáp
D. Tranh sơn mài
Câu 2. Đâu là tên một tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh?
A. Hoài cố hương
B. Mẹ và con
C. Chơi đàn nguyệt
D. Rửa rau cầu ao
Câu 3. Có mấy bước để vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước?
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước
Câu 4. Nét nổi bật của tranh lụa hiện đại Việt Nam là:
A. Kiệm màu nhưng vẫn tạo nên sự phong phú của sắc.
B. Sử dụng rất nhiều màu sắc rực rỡ.
C. Sử dụng màu đen trắng
D. Chỉ sử dụng ba gam màu cơ bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án B.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án B.
Câu 4. Đáp án A.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN
Tìm hiểu về tranh lụa hiện đại Việt Nam.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của tranh lụa Việt Nam hiện đại.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS quan sát tranh 1, 2 – SGK tr.25, thảo luận và tìm hiểu về tranh lụa hiện đại Việt Nam
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2 và đọc thông tin – SGK tr.25, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Tranh lụa hiện đại Việt Nam ra đời và phát triển vào khoảng thời gian nào? (Thời gian, hoàn cảnh ra đời)
+ Nét nổi bật và đề tài của tranh lụa Việt Nam là gì?
+ Những tác giả nào được xem là tiêu biểu của thể loại tranh lụa Việt Nam.
+ Kể tên những tác phẩm tranh lụa của Việt Nam khác mà em biết.
Hợp tác xã đánh cá về - Vũ Giáng Hương (1969 – lụa) | Tổ quốc gọi – Lê Thị Kim Bạch (lụa) |
- GV khuyến khích HS sưu tầm thêm tư liệu và tìm hiểu thêm về tranh lụa của các họa sĩ Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Thời gian: từ thập niên 1930.
+ Hoàn cảnh ra đời: Sự thành lập Trường Mĩ thuật Đông Dương.
+ Nét nổi bật: kiệm màu nhưng vẫn tạo nên sự phong phú của sắc, thể hiện rõ nét đẹo của tâm hồn người Việt.
+ Đề tài: gần gũi, phản ánh công cuộc đổi mới của đất nước.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Giai điệu (Mai Trung Thứ), Mẹ và con (Lê Thị Lựu), Cây Trái quê hương (Lê Thị Kim Bạch), Đọc tin chiến thắng (Lương Xuân Nhị),…
- GV chiếu cho HS xem một số tác phẩm tiêu biểu:
Giai điệu – Mai Trung Thứ | Nghệ nhân Quách Thị Hồ - Mộng Bích | Mẹ và con - Lê Thị Lựu |
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành tác phẩm mô phỏng bằng màu nước
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Tượng chân dung nhân vật.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác