I. Về bộ sách lịch sử 8 kết nối tri thức
- VŨ MINH GIANG (Tổng Chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử)
- NGHIÊM ĐÌNH VỲ (Tổng Chủ biên cấp THCS phần Lịch sử)
- TRỊNH ĐÌNH TÙNG (Chủ biên phần Lịch sử)
- NGUYÊN NGỌC CƠ – ĐÀO TUẤN THÀNH – HOÀNG THANH TÚ
II. Giáo án đầy đủ các bài trong chương trình
Chương 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
- Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII-giữa thế kỉ XIX)
Chương 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
- Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Chương 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
- Bài 5: Cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh- Nguyên
- Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
- Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Bài 8: Phong trào Tây Sơn
- Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII
Chương 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
- Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu-Mỹ (cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
- Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX
- Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII-XIX
Chương 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
- Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Chương 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
- Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
- Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến 1884
- Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885-1896
- Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917
III. Giáo án powerpoint lịch sử 8 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
- Quan sát một số hình ảnh về chúa Nguyễn Hoàng, đọc đoạn tư liệu (SGK tr.27) và trả lời câu hỏi
- Hãy chia sẻ hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.
BÀI 6. CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phần 1.
Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
- Quan sát sơ đồ hình 6.2, đọc thông tin mục 1 (SGK tr.27, 28):
Tìm hiểu khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam
trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.
- Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.
=> Cuối thế kỉ XVI: cả vùng Thuận Hoá có khoảng 1226 xã, thôn.
Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục:
- Xây dựng bộ máy chính quyền ở Đàng Trong
- Củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng
- Thực hiện chính sách khai hoang, khám phá vùng đất mới
=> Năm 1757: Hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 CTST SOẠN CHI TIẾT:
Mở rộng kiến thức
Xem video về chiến lược và chủ trương của chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong việc mở rộng bờ cõi
Quan sát, so sánh các lược đồ sau và thực hiện nhiệm vụ: Đánh dấu trên Lược đồ hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832) những vùng đất mới được khai phá trong thế kỉ XVI – XVIII.
Phần 2.
Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn
- Đọc tư liệu 1, 2, thông tin mục 2 (SGK tr.28, 29) và trả lời câu hỏi:
Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII
- Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm,… Họ Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hoá.
(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa, NXB Giáo dục Việt nam, 2013, tr.40)
- Đọc tư liệu 1, 2, thông tin mục 2 (SGK tr.28, 29) và trả lời câu hỏi:
Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII
- Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên...
(Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1987, tr.155)
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền được thực hiện có tổ chức, hệ thống, liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- Biện pháp
Lập 2 đội dân binh độc đáo:
Nhà trưng bày đội Hoàng Sa – Bắc Hải (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)
Tượng đội Hoàng Sa – Bắc Hải trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
CÁC GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 CTST KHÁC:
Thuyền câu (mô phỏng) do các binh phu của Đội Hoàng Sa dùng để hoạt động khai thác, quản lý đảo Hoàng Sa thế kỷ 17
Thẻ tre, bài gỗ, linh vị, chiếu cói và các hiện vật của binh phu Đội Hoàng Sa tại bảo tàng huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền được thực hiện có tổ chức, hệ thống, liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
Thực thi
- Khai thác tài nguyên biển
- Kiểm soát, quản lí biển đảo
Ý nghĩa
Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo
- Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này (cuối thế kỉ XVIII).
Mở rộng kiến thức
Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỉ XVII.
Vùng phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi xưa qua mô tả của Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
- Giữa biển có một bãi cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh.
- Họ Nguyễn vào cuối tháng mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy vàng bạc, tiền tệ, súng đạn.
Hình 6.3. Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII, in trong Toàn tập An Nam lộ
CÁC TÀI LIỆU LICH SỬ 8 CHẤT LƯỢNG:
TRÒ CHƠI: VÒNG QUAY MAY MẮN
Câu 1. Năm 1558 diễn ra sự kiện gì?
- Chúa Nguyễn xây dựng bố máy chính quyền ở Đàng Trong
- Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa
- Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay
- Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập
Câu 2. Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm:
- Năm 1558
- Năm 1653
- Năm 1757
- Năm 1611
Câu 3. Bãi Cát Vàng thuộc khu vực nào?
- A. Quần đảo Hoàng Sa
- Quần đảo Thổ Chu
- Quần đảo Chàng Tây
- Quần đảo Trường Sa
Câu 4. Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền được thực hiện thông qua:
- Đội Hoàng Sa
- Đội Bắc Hải
- Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải
- Đội Trường Sa và Đội Bắc Hải
Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải?
- Là hai đội tổ chức dân binh độc đáo
- Có chức năng kinh tế và kiểm soát, quản lí biển đảo
- Có nhiệm vụ thu lượm hàng hóa của các con tàu bị đắm, các hải sản quý, từng bước xác lập chủ quyền đối với hai hòn đảo
- Hoạt động vào thế kỉ XVI
VẬN DỤNG
- Sưu tầm tư liệu, sách báo, internet, giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Nguyễn Quang Thắng, Hoàng Sa và Trường Sa - Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công pháp Quốc tế, NXB Tri thức, 2008.
- Bộ Ngoại giao, Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Tri thức, 2013.
- Phim tài liệu của Truyền hình Vĩnh Long giới thiệu về quá trình mở cõi phương Nam của các chúa Nguyễn:
http://www.youtube.com/watch?v=YPV2BBS2M7I
- Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thề lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức của Lễ Khao lề thề lính ngày nay có ý nghĩa gì?
Gợi ý
Lễ Khao lề thề lính trên đảo Lý Sơn
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
Gợi ý
Viết bài giới thiệu theo những nội dung sau:
- Nguồn gốc của Lễ Khao lề thề lính Hoàng Sa.
- Những hoạt động chính trong Lễ hội ngày nay.
- Ý nghĩa của việc duy trì và công nhận Lễ Khao lề thề lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể quốc gia.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập kiến thức đã học và trả lời câu hỏi phần Luyện tập, Vận dụng – SGK tr.209
Làm bài tập Bài 6 – SBT Lịch sử và Địa lí 8, phần lịch sử
Đọc trước Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII
CẢM ƠN CÁC EM
ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!