I. VỀ BỘ SÁCH NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI
- NGUYỄN THỊ HỒNG NAM - NGUYỄN THÀNH THI (đồng Chủ biên), NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO - TRẦN LÊ DUY - PHAN MẠNH HÙNG, TĂNG THỊ TUYẾT MAI - NGUYỄN THỊ NGỌC THUÝ
II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Danh sách các bài:
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)
ĐỌC
- Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương).
- Nhớ đồng (Tố Hữu).
- Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hoà).
- Thực hành tiếng Việt.
- Chái bếp (Lý Hữu Lương).
VIẾT
- Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do..
NÓI VÀ NGHE
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. .
- Ôn tập
BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN).
- Ban đã biết gì về sóng thần?
- Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?
- Mùa xuân II (Nguyễn Bính)
- Thực hành tiếng Việt
- Những điều bị ổn trong tập tính di cư của các loài chim (Đỗ Hợp tổng hợp)
VIẾT..
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
NÓI VÀ NGHE
- Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
ÔN TẬP
Bài 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)
ĐỌC
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tô)
- Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu (Vũ Nho)
- Bài ca Côn Sơn ( Nguyễn Trãi)
- Thực hành tiếng Việt
- Lối sống đơn giản - Xu thế của thế kỉ XXI (Chương Thâu)
VIẾT
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
NÓI VÀ NGHE
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
ÔN TẬP
BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SOẠN CHI TIẾT:
ĐỌC
- Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày
- Khoe của; Con rắn vuông
- Tiếng cười có lợi ích gì? (Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn)
- Thực hành tiếng Việt
- Văn hay
VIẾT
Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội
NÓI VÀ NGHE
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống
ÔN TẬP
BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)
ĐỌC
- Ông Giuốc-đanh (Jourdain) mặc lễ phục (Mô-li-e)
- Cái chúc thư (Vũ Đình Long)
- Loại vi trùng quý hiếm (A-zit Nê-xin)
- Thức hành tiếng Việt
- Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương” (Lưu Quang Vũ)
VIẾT
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
NÓI VÀ NGHE
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
ÔN TẬP
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
III. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Xem video sau và trả lời câu hỏi: Qua sách sử cũng như internet em hãy trình bày một số hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà.
Chủ đề: TÌNH YÊU TỔ QUỐC
Tiết 1 – Văn bản 1 NAM QUỐC SƠN HÀ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- TÌM HIỂU CHUNG
- Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
THẢO LUẬN NHÓM
- Trình bày hiểu biết của em về thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Trình bày bằng sơ đồ về cách gieo vần của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Khái niệm
- Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật.
- Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường.
- Thơ bát cú: Mỗi bài 8 câu
- Thơ tứ tuyệt: Mỗi bài 4 câu
- Thơ bài luật: Dạng kéo dài
Thơ đường luật
Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
Bút pháp tả cảnh thiên gợi và ngụ tình
Ý thơ gắn với mối quan hệ giữa:
§ Tình - cảnh § Tĩnh - động | § Thời gian – không gian § Quá khứ – hiện tại § Hữu hạn – vô hạn |
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ
- Câu 1, 2, 4 hoặc chỉ có câu 2, 4 hiệp vần với nhau.
- Bố cục: 4 phần
Thơ thất ngôn tứ tuyệt
Bố cục: 4 phần
- Câu 1: câu khai mở ý bài thơ
- Câu 2: câu thừa làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần khai
- Câu 3: câu chuyển
- Câu 4: câu kết ý
Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Luật thơ: là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.
- Nhất – tam – ngũ bất luận
- Nhị – tứ – lục phân minh
- Tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu không cần sắp xếp theo luật bằng trắc.
- Tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu cần thể hiện luật bằng trắc rõ ràng.
- Khái niệm
Niêm
- Câu 1 niêm với câu 4
- Câu 2 niêm với câu 3
Vần
- Cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần.
- Gieo vần ở cuối câu 1, 2, 4.
- Thường sử dụng vần bằng.
Nhịp
Đối
Đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong 2 câu đó cân xứng với nhau.
CÁC GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 CTST KHÁC:
- Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Đọc văn bản
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lý Thường Kiệt.
- Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Nam quốc sơn hà.
- Nhóm 3: Xác định bố cục bài thơ.
- Nhóm 4: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Tác giả: Lý Thường Kiệt (1019 – 1105)
- Quê quán: làng An Xá, huyện Quảng Đức, Phủ Thái Hòa nay là Hà Nội.
- Năm 23 tuổi: được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần lên Thái Úy.
- Làm quan qua 3 triều vua: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông.
- Có công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm bảo vệ vững chắc độc lập nước nhà.
- Năm 1077 ông đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt.
- Tác phẩm: Nam quốc sơn hà
Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta.
- Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở sông Như Nguyệt.
- Một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
=> Bài thơ Nam quốc sơn hà được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc.
Phần 1: 2 Câu đầu
- Giới thiệu về độc lập chủ quyền.
- Khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
Phần 2: 2 câu sau
- Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược.
- Khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.
Cảm hứng chủ đạo
- Tình cảm yêu nước mãnh liệt
- Lòng tự tôn dân tộc sâu sắc
- Ý thức chủ quyền dân tộc
Chủ đề tác phẩm
- Thể hiện chủ quyền về lãnh thổ đất nước
- Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
- Qua hai câu thơ đầu tác giả muốn khẳng định điều gì?
- Cho biết tác dụng của việc dùng từ cách ngắt nhịp trong câu đầu tiên?
- Việc nói đến “thiên thư” trong câu thơ thứ hai có tác dụng gì?
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
- Giới thiệu vấn đề chủ quyền
- Khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
- Khẳng định vị thế của nước Nam ngang hàng phương Bắc
- Khẳng định sự chính danh của quốc gia của các bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình.
- Khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam bình đẳng với Trung Hoa.
CÁC TÀI LIỆU NGỮ VĂN 8 CHẤT LƯỢNG:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
(Sông núi nước Nam vua Nam ở)
2 vế có quan hệ mật thiết với nhau
Ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng, việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn.
Cơ sở xác định chủ quyền dân tộc
Rành rành, rõ ràng, có đạo lí chính đáng mà không ai có thể thay đổi hay chối cãi
Chủ quyền lãnh thổ đất nước thiêng liêng
Sách trời
Chân lí về chủ quyền lãnh thổ đất nước như một định luật, một điều hiển nhiên được khẳng định ở sách trời, không ai có thể chối cãi.
- Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước
Nếu câu đầu là sự khẳng định thì câu thơ thứ hai là sự chứng minh. Tuy có phần duy tâm song nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử đương thời.
- Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
- Hai câu thơ cuối tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ như thế nào?
- Việc sử dụng câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ở đoạn thơ này?
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Từ việc khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đi đến lời lên án và khẳng định đanh thép về ý chí quyết tâm chống giặc của con dân Đại Việt.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Như hà: làm sao
Nghịch: trái ngược
Lỗ: bọn mọi rợ => giặc ngoại xâm
=> Bọn chúng không chỉ xâm phạm đe dọa nền độc lập hòa bình của dân tộc mà còn giày xéo đất đai khiến nhân dân phải chịu nhiều đau khổ.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Câu hỏi tu từ
Ngạc nhiên: Chúng dám trái lại ý trời, can thiệp vào sự xoay vần của tạo hóa.
Khinh bỉ: Một nước vốn cho mình ở vị thế cao hơn nhưng ỷ mạnh ăn hiếp nước yếu.
=> Chính vì lẽ đó nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước chính là hợp lòng dân ý trời. Ta bảo vệ đất nước giang sơn mà tổ tiên bao đời gây dựng bảo vệ cuộc sống của những người dân nghèo, ta bảo vệ chính nghĩa.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Kẻ nào dám xâm phạm chủ quyền Nam quốc đều sẽ chịu trừng phạt thích đáng.
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
Nhữ đẳng – đại từ nhân xưng: lũ, bây
Khan: xem
Thủ: nhận lấy
Bại: thua
Kết quả này là một lẽ tất yếu, là sự kết hợp của nhiều yếu tố: lòng dân, tình yêu nước mãnh liệt, ý trời.
III. TỔNG KẾT
Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung
Bài thơ được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông Nam quốc.
Bài thơ cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.
Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn.
Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc.
Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
LUYỆN TẬP
NHIỆM VỤ 1: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau.
Câu 1: Ai là tác giả của tác phẩm Sông núi nước Nam?
- Trần Quang Khải
- Tương truyền là Lý Thường Kiệt
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Du
Câu 2: Tác phẩm Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?
- Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.
- Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
- Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước.
- Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
Câu 3: Tác phẩm Nam quốc sơn hà được mệnh danh là gì?
- Áng thiên cổ hùng văn
- Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
- Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
- Bài thơ có một không hai
Câu 4: Thể thơ tác giả sử dụng để viết tác phẩm Nam quốc sơn hà là gì?
- Song thất lục bát
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn bát cú
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 5: Giọng điệu bài thơ Nam quốc sơn hà là gì?
- Dõng dạc, đanh thép
- Nhẹ nhàng tha thiết
- Sâu lắng, tình cảm
- Bi thiết, trầm buồn
Câu 6: Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
- Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
- Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
- Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương.
- Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 7: Tuyên ngôn độc lập của một quốc gia có thể hiểu là gì?
- Là lời khẳng định về bờ cõi quốc gia.
- Là lời tuyên bố về sự độc lập, không phụ thuộc một quốc gia nào khác.
- Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
- Là sự khẳng định sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa của một quốc gia.
Câu 8: Bài thơ không phải là bài luận lí khô khan nhờ có các yếu tố biểu cảm nào?
- Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước.
- Thể hiện niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc.
- Câu chữ, giọng điệu thể hiện tình cảm sâu xa của tác giả.
- Tất cả đều đúng.
LUYỆN TẬP
NHIỆM VỤ 2: Viết đoạn văn.
Có ý kiến cho rằng Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Gợi ý đoạn văn
Mở đoạn
Giới thiệu khái quát về bài thơ Nam quốc sơn hà.
Thân đoạn
- Tuyên ngôn độc lập là gì?
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia.
- Thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang.
- Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế.
- Vì sao khẳng định Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
- Trước đó, chưa có tác phẩm nào có tính khẳng định độc lập chủ quyền.
- Nội dung:
- 2 câu đầu: Khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc.
- 2 câu sau: Lời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó.
- Nghệ thuật: Giọng văn hùng hồn…
Kết đoạn
Cảm nhận, đánh giá về giá trị bài thơ Nam quốc sơn hà.
VẬN DỤNG
Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Gợi ý
Có thể lấy dẫn chứng từ văn chương và lịch sử. Với tác phẩm văn chương có thể lấy dẫn chứng tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Từ lịch sử là câu chuyện đi sứ của Mạc Đĩnh Chi.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập bài học Nam quốc sơn hà.
- Soạn bài: Qua đèo Ngang.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC EM, HẸN GẶP LẠI!