Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Cánh đồng của bố

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 2: Cánh đồng của bố. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ (TIẾT 5-10)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Giới thiệu được với bạn bè về gia đình mình, nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: tình cảm yêu thương, trìu mến vô bờ của bố dành cho con; biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn bố.
  • Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt ng/ngh, l/n, hỏi/ngã.
  • Chia sẻ được một truyện đã đọc về gia đình.
  • Nói được 1-2 câu thể hiện tình cảm với bố mẹ hoặc người thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng :
  • Mở rộng được vốn từ về gia đình (từ ngữ chỉ người trong gia đình); đặt và trả lời được câu hỏi về từ ngữ chỉ người thân – câu giới thiệu: Ai là gì?
  • Biết nói lời chia tay và đáp lời không đồng ý.
  • Viết được tin nhắn cho người thân theo gợi ý và tình huống đã cho.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bài hát Bố là tất cả của Nguyễn Thập Nhất, Đỗ Văn Khoái.
  • Thẻ từ cho HS thực hiện các Bài tập 2c, 3 và 4.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh gia đình, người thân; sách báo có bài thơ về gia đình đã tìm đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu tên bài học:

+ GV cho HS nghe bài hát Bố là tất cả của Nguyễn Thập Nhất, Đỗ Văn Khoái và yêu cầu HS giới thiệu ảnh, nói với các bạn về gia đình của em.

+ GV dẫn dắt vào bài học: Bố mẹ là những người đã sinh ra các em và nuôi các em khôn lớn, trưởng thành. Chắc hẳn ai trong các em cũng dành những tình cảm đặc biệt cho đấng sinh thành, đặc biệt là người bố của mình. Trong bài hát chúng ta vừa nghe, bố được ví là tất cả, bố là tàu lửa, bố là thuyền nan và lúc bố mệt, bố là bố thôi. Hình ảnh người bố thật bình dị và thân thương. Nhân vật người con chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay – Bài 2: Cánh đồng của bố cũng có một người bố. Chúng ta cùng tìm hiểu xem cảm nghĩ của bạn về bố mình như thế nào.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Cánh đồng của bố SHS trang 45 với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, trìu mến, nhấn mạnh các từ ngữ chỉ sự yêu thương bố dành cho con.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS trang 45 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và phán đoán về nội dung của bài học.

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, trìu mến, nhấn giọng các từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương bố dành cho con: nhớ mãi, thốt lên, chưa bao giờ, vì tôi, để được nhìn thấy, cánh đồng của bố.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc một số từ khó: vẫn nhớ mãi, thốt lên sung sướng, khỏe.

+ Luyện đọc một số câu dài:

§ Bố tôi//vẫn nhớ mãi/cái ngày tôi khóc,/tức là cái ngày tôi chào đời (nhấn giọng các từ ngữ: nhớ mãi, cái ngày tôi chào đời).

§ Đêm, bố thức/để được nhìn tôi ngủ/- cánh đồng của bố; Khi nghe tiếng tôi khóc/, bố/ thốt lên sung sướng.

§ HS đọc câu cảm (thể hiện sự xúc động, mừng rỡ: Trời ơi,//con tôi//).

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV mời 2 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “đám ruộng”.

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu trong SHS trang 46; nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Thốt: bật ra thành tiếng, thành lời một cách đột ngột.

+ Cực kì: mức độ rất cao, không thể cao hơn được nữa.

+ Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu SHS trang 46.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Dòng nào dưới đây có thể thay thể cho ngày tôi chào đời?

+ GV hướng dẫn HS tìm từ cùng nghĩa với từ chào đời trong các từ: được sinh ra, được bố ẵm, thức nhìn tôi ngủ.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy bố rất sung sướng khi bạn nhỏ chào đời?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Vì sao bố phải đi nhẹ chân?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại đoạn đầu; luyện đọc theo nhóm.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.

- GV đọc lại đoạn 1.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn.

 

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn đoạn từ 1.

- GV mời 1-2HS đọc đoạn văn.

- GV mời 1 HS khá giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 4: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính ta trong bài Bọ rùa tìm mẹ (từ đấu đến lạc đường); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết bài thơ vào vở Tập viết.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt đông cả lớp

- GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính ta trong bài Bọ rùa tìm mẹ (từ đấu đến lạc đường).

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn có nội dung gì?

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: rùa, rất, vẽ, bọ, nhảy, quay, lạc.

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa H, Q chưa học).

- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.

 Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt ng/ngh

a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, đọc thầm đoạn văn; chọn chữ ng/ngh thích hợp với mỗi

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2b: Chọn chữ ng hoặc ngh hợp với mỗi

- GV hướng dẫn HS:

+ Quan sát tranh, đọc thầm đoạn văn.

+ Chọn ng/ngh sao cho phù hợp để điền vào đoạn văn.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS: viết câu trả lời vào vở bài tập.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

 Hoạt động 7: Luyện tập chính tả - phân biệt l/n, hỏi.ngã

a. Mục tiêu: HS đọc thầm bài cai dao, chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2c: chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi

- GV hướng dẫn HS: HS quan sát tranh, đọc thầm bài ca dao, chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn phù hợp để điền vào

- GV cho HS chơi tiếp sức, thực hiện bài tập trên bảng lớp.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết các tiếng trong ngoặc đơn phù hợp vào vở bài tập.

 - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.

- HS trả lời:


- HS trả lời: Bức tranh vẽ người bố đang bế người con trên tay, người con cầm bàn tay của bố.

+ Phán đoán nội dung bài học: Tình cảm yêu thương vô bờ bến của người bố dành cho con.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Dòng ngày tôi được sinh ra có thể thay thể cho ngày tôi chào đời.

- HS trả lời: Những chi tiết cho thấy bố rất sung sướng khi bạn nhỏ chào đời:

+ Bố thốt lên sung sướng: Trời ơi con tôi.

+ Bố áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi.

+ Bố nói rằng chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy.

- HS trả lời: Bố phải đi nhẹ chân vì không muốn bạn nhỏ tỉnh giấc. Bố nói “giấc ngủ của một đứa bé đẹp hơn một cánh đồng”.

- HS rút ra ý nghĩa bài học: Tình cảm yêu thương, trìu mến, vô bờ bến của bố dành cho con

+ HS liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn bố.

- HS trả lời: Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, trìu mến, nhấn giọng các từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương bố dành cho con: nhớ mãi, thốt lên, chưa bao giờ, vì tôi, để được nhìn thấy, cánh đồng của bố.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Nội dung của đoạn văn nói về cảm xúc mừng rỡ, vui sướng của bố khi con được sinh ra.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS trả lời: Nội dung của đoạn văn nói về vệc bọ rùa bị lạc đường.

- HS luyện đọc.

- HS viết nháp.

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị viết bài.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi chính tả.

- HS chú ý lắng nghe và tự soát lại bài của mình; đổi vở cho nhau để soát lỗi.

- HS trả lời:

+ nghĩ ra, ngang qua, ngồi phịch xuống.

- HS trả lời:

+ Núi, lòng, là.

+ Đã, chữ, những.

- HS viết bài.

- HS trả lời.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Cánh đồng của bố

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Cánh đồng của bố, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay