Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Nói một vài điều em biết về ông bà hoặc người thân của em theo gợi ý: + GV dẫn dắt vào bài học: Thật hạnh phúc khi ngoài bố mẹ, các em còn có ông bà nội, ngoại - những người vô cùng yêu thương và quan tâm, lo lắng cho các em như bố mẹ vậy. Có lẽ rất trong số rất nhiều các em ở đây, có những bạn đã dành những tình cảm yêu thương đặc biệt của mình cho bà nội, bà ngoại của mình. Bạn nhỏ trong bài thơ ngày hôm nay chúng ta học cũng dành tình cảm yêu quý, thương nhớ về hai người bà của mình. Chúng ta cùng vào Bài 3: Bà nội, bà ngoại để xem hình ảnh bà nội, bà ngoại trong con mắt và trí nhớ của bạn nhỏ hiện lên như thế nào. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Bà nội, bà ngoại với giọng đọc tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ tình cảm. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SH trang 66, 67 và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì, em có dự đoán gì về nội dung bài đọc? - GV đọc mẫu toàn bài: + Giọng đọc tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ tình cảm: yêu cháu, lại thương, thiết tha. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: chuối, trồng, nguồn sông, thiết tha. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 4 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “hai bà”. + HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “cao tuổi”. + HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “bà nội trông”. + HS4 (Đoạn 4): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, đọc thầm lại bài đọc, trả lời câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 67 và rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Nguồn sông: nơi bắt đầu của một dòng sông. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa để chuẩn bị trả lời câu hỏi phần cùng tìm hiểu SHS trang 67. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ tình của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại? + GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 1,3,4 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ? + GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 2,3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Bài thơ nói về điều gì? + GV hướng dẫn HS: Đọc lại cả bài thơ một lần nữa, xác định bài thơ nói đến những nhân vật nào, đọc từng đáp án để tìm đáp án thích hợp. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS xách định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại 2 khổ thơ đầu; luyện đọc 2 khổ thơ đầu, đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại 2 khổ thơ đầu. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc 2 khổ thơ đầu. - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất. - GV mời 1-2HS đọc 2 khổ thơ đầu - GV mời 1 HS khá giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong mục Hoa yêu thương. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu phần Hoa yêu thương: Kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc: - GV hướng dẫn HS: + Nhớ lại những hoạt động, việc làm diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của em, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc của người thân với em; của em với người thân. + Người thân có thể là ông bà, bố mẹ, anh chị em, họ nội, họ ngoại,... Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. Từng HS nói về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của em với người thân và của người thân với em. - GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi HS kể được nhiều việc làm. | - HS trả lời. - HS trả lời: Bức tranh vẽ cảnh người cháu về quê thăm bà. Bà đưa cháu ra thăm vườn (vườn trồng quả cam, qua na sai trĩu quả). - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS đọc thầm. - HS trả lời: Từ ngữ chỉ tình của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại: thương, nhớ thiết tha. - HS trả lời: Những chi tiết cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ: + Bà yêu cháu trồng chuối, trồng na. + Bà ngoại mong, bà nội thương. - HS trả lời: Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại. - HS trả lời: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại với bạn nhỏ. + Liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà. - HS trả lời: Giọng đọc tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ tình cảm: yêu cháu, lại thương, thiết tha. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: + Những việc làm thể hiện sự quan tâm của em với người thân: lấy nước, lấy tăm, múa, hát, kể chuyện, đấm lưng, nhổ tóc trắng,... + Những việc làm thể hiện sự quan tâm của người thân với em: nấu ăn, giặt giũ, chở đi học, dậy học, đi khám bệnh, đi công viên, mua sắm quần áo đẹp,... |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác