Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Bạn mới

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Bạn mới. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: BẠN MỚI (TIẾT 15-20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nói được với bạn những điều em học được ở các bạn trong lớp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới; biết liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.
  • Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt g/gh, ay/ây, an/ang.
  • Kể được truyện Chuyện của thước kẻ đã đọc và đặt được tên khác cho truyện.
  • Tả được đồ vật quen thuộc.
  • Chia sẻ một bài thơ đã đọc về bạn bè.
  • Giới thiệu được với bạn bè về trang phục em thích.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động; đặt và trả lời được câu hỏi Làm gì?
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bài viết đoạn từ Bạn thứ hai đến hàng khuya vải xinh xinh để hướng dẫn HS luyện đọc.
  • Tranh ảnh chuyện Chuyện của thước kẻ.
  1. Đối với học sinh
  • Sách báo có bài thơ về tình cảm bạn bè đã đọc.
  • Hình ảnh trang phục em thích.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu tên bài học:

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nói với bạn những điều em thấy thú vị ở một bạn trong lớp.

+ GV dẫn dắt vào bài học: Năm nay các em đã là học sinh lớp 2, chắc hẳn mỗi người đều có cho mình những người bạn thân thiết và các em sẽ thấy ở người bạn đó có những nét thú vị, đáng yêu riêng. Vậy các em có còn nhớ, khi các em từ trường mẫu giáo lên trường tiểu học, bước vào lớp 1 với bao nhiêu bỡ ngỡ, các em đã làm quen với những người bạn mới như thế nào không? Các bạn đó có những nét thú vị nào? Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nét thú vị, đáng yêu của những người bạn mới trong Bài 4 – Bạn mới. Chúng ta cùng vào bài.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Bạn mới SHS trang 125 với giọng đọc thong thả, nhấn giọng ở một số từ ngữ chỉ đặc điểm, hình dáng, trang phục của bạn Sa Li và bạn Vừ.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh min họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về những điểm thú vị trên trang phục của các bạn nhỏ?

- GV đọc mẫu toàn bài: giọng đọc thong thả, nhấn giọng ở một số từ ngữ chỉ đặc điểm, hình dáng, trang phục của bạn Sa Li và bạn Vừ.

- GV hướng dẫn HS :

+ Luyện đọc một số từ khó: làn da, dày rợp, xếch, hàng khuy.

+ Luyện đọc một số câu dài: Bạn mặc chiếc áo dài màu hồng phấn,/nhưng không xẻ tà/như áo dài của cô giáo.//; Sa Li nói/chiếc áo dài này/là trang phục truyền thống của dân tộc Chăm.//.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV mời 2 HS đọc văn bản:

+ HS1: Từ đầu đến “dân tộc Chăm”.

+ HS2: Đoạn còn lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 126; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV giải nghĩa một số từ khó:

+ Chăm, Tày: tên hai dân tộc thiểu số của Việt Nam.

+ Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Dày rợp: nhiều đến mức phủ xuống.

+ Xếch: không ngay ngắn, có một bên như bị kéo ngược lên.

+ Màu chàm: màu làm sẫm, giữa màu tím và màu lam.

+ Khuya: cúc áo. 

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 126.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Theo em, đâu là hai người bạn mới của lớp Kim?

+ GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1-2 HS đọc bài trước lớp. 

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Bạn Sa Li mặc trang phục như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS đọc bài trước lớp. 

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Tìm từ ngữ tả hình dáng của bạn Vừ.

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

 - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Vì sao Kim thích trò chuyện với hai người bạn mới?

+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn mạnh; nghe GV đọc lại đoạn từ Bạn thứ hai đến hàng khuy vải xinh xinh; HS khá, giỏi đọc bài.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS xác định lại giọng đọc của toàn bài:

- GV đọc lại đoạn từ Bạn thứ hai đến hàng khuy vải xinh xinh.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS: Luyện đọc đoạn từ Bạn thứ hai đến hàng khuy vải xinh xinh.

- GV mời 1-2 HS đọc đoạn từ Bạn thứ hai đến hàng khuy vải xinh xinh.

- GV mời 1HS khá giỏi đọc toàn bài.

 Hoạt động 4: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài thơ Mỗi người một vẻ (từ Có bạn răng khểnh đến Lung la lung linh); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn văn vào vở bài tập.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt đông cả lớp

- GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính tả trong bài thơ Mỗi người một vẻ (từ Có bạn răng khểnh đến Lung la lung linh).

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn thơ có nội dung gì?

- GV hướng dẫn HS đọc, đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: răng khểnh, lúm, rạng rỡ, lung la lung linh, dịu.

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV hướng dẫn HS: lùi vào 4 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở bài tập.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 5: Luyện tập chính tả - Phân biệt g/gh

a. Mục tiêu: HS đọc thầm câu đố, tìm lời giải đố chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh, giải nghĩa từ vừa tìm được; viết bài vào vở bài tập.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2b: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh.

+ Bốn chân mà chỉ ở nhà

Khi nào khách đến kéo ra mời ngồi.

(Là cái gì?)

+ Lấp la lấp lánh

Treo ở trên tường

Trước khi đến trường

Bé soi chải tóc

(Là cái gì?)

- GV hướng dẫn HS:

+ HS đọc thầm câu đố, tìm lời giải đố chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh.

+ HS giải nghĩa từ vừa tìm được.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập.

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.

Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt ay/ây, an/ang

a. Mục tiêu: HS đọc đoạn thơ, chọn vần ay/ây, ang/ang với mỗi thêm dấu thanh (nếu cần). 

b.Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn thơ, điền vần ay/ây, ang/ang với mỗi thêm dấu thanh (nếu cần). 

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS đặt câu với 1-2 từ ngữ vừa tìm được.

- HS trả lời: HS có thể nói những điều em thấy thú vị về một bạn ở trong lớp

+ Hình dáng: mái tóc, khuôn mặt, nụ cười,...

+ Tính cách: hài hước, vui vẻ, đáng yêu.

+ Học giỏi các môn,...

- HS trả lời:

+ Trang phục của bạn nhỏ áo trắng, váy xanh là đồng phục trường học.

+ Trang phục của bạn váy hống và bạn quần áo đen là trang phục của các bạn dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Theo em, hai người bạn mới của Kim là: hai bạn đứng ngoài cùng hai bên.

- HS trả lời: Bạn Sa Li mặc chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng không xẻ tà như áo dài của cô giáo. Trên áo có đến hai dải lụa trang trí hoa văn thật nổi bật: một dải thắt ngang lưng, một dải chéo qua vai. Đó là trang phục truyền thống của dân tộc Chăm.

- HS trả lời: Từ ngữ miêu tả hình dáng bạn Vừ: có vóc dáng khỏe mạnh, nước da đỏ hồng, mắt hơi xếch.

- HS trả lời: Kim thích trò chuyện với hai người bạn mới vì mỗi bạn giúp Kim thêm nhiều điều thú vị.

- HS trả lời: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới;

+ Liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.

- HS trả lời: giọng đọc thong thả, nhấn giọng ở một số từ ngữ chỉ đặc điểm, hình dáng, trang phục của bạn Sa Li và bạn Vừ.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- HS lắng nghe, thực hiên.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- Nội dung của đoạn thơ: Mỗi bạn có một vẻ xinh xắn và đáng yêu riêng. 

- HS lắng nghe, tiếp thu, đọc.

- HS viết nháp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị viết bài.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện

- HS viết bài.

- HS trả lời:

+ Ghế: đồ vật dùng để ngồi, thường được đặt trong phòng khách, trong lớp học,...

+ Gương: đồ vật dùng để soi.

- HS trả lời: ay/ây (bay, cây, đầy), an/ang (dàng, lang, tràn).

- Đặt câu với 1-2 từ ngữ vừa tìm được:

+ Cây: Nhà em có trồng một cây khế, cây khế cho rất nhiều quả ngọt.

+ Tràn: Con xin lỗi mẹ vì mải chơi đã để nước tràn hết ra nhà.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Bạn mới

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Bạn mới, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay