Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
TUẦN 19 – 20
- Chia sẻ được với bạn về một khu vườn em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
- Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện được trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Phân biệt được lời của các nhân vật và người kể chuyện, biết ngắt nghỉ đúng câu, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Mở rộng vốn từ chỉ người, tìm được từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng, phát triển năng lực quan sát.
+ Nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than.
+ Ghép được các chữ cái đã cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc đểm của loài hoa đó.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án;
- Đoạn văn bản ghi từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- Tranh ảnh và vật thật: hoa phượng, hoa hồng, hoa súng, hoa sen, hoa sứ, hoa ngô,... để chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
- Mẫu chữ viết hoa Q.
- SGK, vở tập viết;
- Một vài loại hoa, quả để chơi trò Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
Tiết 1 A. Khởi động - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Nơi chốn thân quen. - GV giới thiệu tên chủ điểm: Chủ điểm Nơi chốn thân quen hướng đến việc bồi dưỡng cho chúng ta phẩm chất nhân ái, trách nhiệm; giúp các em nhận ra trong nhà em, xung quanh nơi em ở, nơi nào cũng gần gũi, thân quen, đáng yêu, đáng trân quý; bước đầu tự hào về vẻ đáng yêu, đáng trân quý của những nơi thân quen, gắn bó; có ý thức giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân quen ấy. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Khu vườn tuổi thơ: Bạn nhỏ trong tranh đang nhắm mắt, lấy tay cảm nhận để nhận biết các loài hoa với sự hướng dẫn của bố. Liệu bạn nhỏ có đoán đúng không? Bố bạn nhỏ sẽ giúp bạn nhỏ như thế nào? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Khu vườn tuổi thơ. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình; biết liên hệ bản thân: yêu quý, bảo vệ nơi gắn bó; ghép được các chữ cái đã cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc điểm của loài hoa đó. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động của hai bố con, từ ngữ gọi tên các loài hoa; giọng bố: động viên ở đoạn đầu; ân cần pha lẫn niềm tự hào ở đoạn cuối. - GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: nhấp nhô, nhụy, ram ráp,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bố dẫn tôi đi chạm tay vào từng bông hoa/ rồi hỏi://; Tôi nhận ra thêm được hoa cúc/ nhờ mì hương thật dễ chịu,/ hoa ích mẫu/ với mùi ngai ngái rất riêng.//;... Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài, thảo luận theo cặp để giải thích nghĩa của một số từ khó, và trả lời câu hỏi trong SGK, ghi vào phiếu học tập: + Nhấp nhô: Nhô lên thụt xuống liên tiếp, không đều nhau. + Ram ráp: có nhiều đường hoặc nốt rất nhỏ lồi lên trên bề mặt, sờ vào thấy không mịn. +...
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc và liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách hiểu về nội dung, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Bố cười đến khu vườn nhà mình. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 sau đó đọc trước lớp đoạn từ Bố cười đến khu vườn nhà mình. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Trò chơi tuổi thơ. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghép các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên 2 – 3 loài hoa; sau đó nêu đặc điểm của 1 – 2 loài hoa vừa tìm được. - GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ Q hoa Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Q hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa. + Cấu tạo: gồm nét cong kín và nét lượn. + Cách viết: § Viết như chữ O. § Lia bút đến trước đường kẻ (ĐK) dọc 2, phía trên ĐK ngang 1, viết nét lượn. Đuôi nét lượn song song với nét cong kín và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, sau ĐK 3. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp (ngợi ca vẻ đẹp của quê hương). - GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa và cách nối từ chữ Q hoa sang chữ u: nét lượn của chữ Q nối liền với nét đầu tiên của chữ u. - GV hướng dẫn HS viết chữ Quê. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Quê và câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp vào vở bài tập. Hoạt động 3: Luyện viết thêm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Quê em đồng lúa nương dâu Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang (Nguyên Hồ) Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu thơ vào vở bài tập. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đổi chéo vở và sửa cho nhau. - GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 3a, đọc lại đoạn 1 bài Khu vườn tuổi thơ. - GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng (Đáp án: bố - trồng, dẫn, tưới, tôi – tưới). - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3b, chơi tiếp sức viết thêm 2 – 3 cặp từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng. 4. Luyện câu Mục tiêu: Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nhận diện câu đề nghị Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4a, tìm câu đề nghị (GV gợi ý cho HS dùng phương (PP) loại trừ; hoặc hướng dẫn theo kiểu giải thích “Câu đề nghị là câu có mục đích nói để người nghe thực hiện một hoạt động”, VD: Em làm bài tập này nhé! Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm câu đề nghị, sau đó trình bày trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: Dấu chấm than Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4b. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm đôi để tìm dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập đặt câu đề nghị Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4c. Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và viết vào vở bài tập (VBT) để hoàn thành bài tập. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV gọi HS trình bày trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. C. Vận dụng - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu. - GV tổ chức chơi trò chơi, HS nhắm mắt mắt, đoán tên hoa, quả theo nhóm. - GV hướng dẫn cả lớp nói về đặc điểm của những loại hoa, quả đã đoán tên. - GV nhận xét tiết học. | - HS trả lời, nêu suy nghĩ. - HS lắng nghe GV giới thiệu. - HS đọc tên bài, quan sát tranh minh hoa, phán đoán nội dung. - HS nghe GV giới thiệu. - HS nghe GV đọc mẫu. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS nêu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình. - HS liên hệ bản thân: Yêu quý nơi gắn bó, thân quen. - HS nêu cách hiểu của bản thân. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc và đọc trước lớp. - HS khá, giỏi đọc cả bài. - HS lắng nghe, xác định yêu cầu hoạt động. - HS thảo luận nhóm. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. - HS quan sát mẫu chữ Q hoa và xác định đặc điểm. - HS quan sát GV viết mẫu. - HS viết chữ Q hoa vào bảng con và vở tập viết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát GV viết mẫu. - HS viết câu ứng dụng vào vở bài tập. - HS đọc thơ, tìm hiểu ý nghĩa. - HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu thơ vào vở bài tập. - HS đổi chéo vở, sửa lỗi cho nhau. - HS lắng nghe GV sửa bài viết. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS hoàn thành bài tập. mẹ – nhổ cỏ, bé – đánh răng, bạn nhỏ - đi học - HS xác định yêu cầu và hoàn thành bài tập. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm để tìm câu đề nghị và trình bày trước lớp: Con hãy nhắm mắt lại là câu dùng để đề nghị. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp: + Chúng mình cùng đọc bài nhé! + Chúng mình cùng đọc bài được không? + Các bạn đang đọc bài trong nhóm. + Các bạn đọc to lên nào! - HS lắng nghe nhận xét. - HS xác định yêu cầu của BT. - HS thảo luận theo cặp, viết vào vở bài tập. - HS trình bày trước lớp. - HS nghe nhận xét. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS chơi trò chơi. - HS nói về đặc điểm của những loại hoa. - HS lắng nghe GV nhận xét. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí