Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
TUẦN 19 – 20
- Giới thiệu được với bạn một cảnh vật nơi em ở, nêu được phỏng đoán của bản than về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
- Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã chứng kiến.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về nơi thân quen, gắn bó.
- Chia sẻ được hiểu biết về một dòng sông hoặc ao, hồ.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe; iêu/ươu, ui/uôi.
- Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn).
- Biết nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý.
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý, bảo vệ vẻ đẹp nơi em gắn bó.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án;
- Đoạn văn bản ghi từ đầu đến lòng suối;
- Thẻ từ cho HS thực hiện các BT 2 (c), 3 và 4.
- SGK, vở tập viết, vở bài tập;
- Tranh ảnh về nơi em ở, truyện về nơi thân quen, gắn bó đã tìm được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. KHƠI ĐỘNG Mục tiêu: Giới thiệu được với bạn một cảnh vật nơi HS ở, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 3, sử dụng ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi mình ở. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới: Trong tranh có vẽ một dòng suối chảy qua thác và vực sâu, nước trong xanh. Để tìm hiểu cụ thể về con suối này, chúng ta cùng đi vào bài học: “Con suối bản tôi”. - GV ghi tên bài mới lên bảng. B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, rù phú với bao nhiêu điều hữu ích; biết liên hệ bản thân: Yêu quý, bảo vệ và vẻ đẹp nơi em gắn bó. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu (giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối, hoạt động của người, vật) - GV yêu cầu HS luyện đọc một số từ khó: + Cá lườn đỏ; + Cá lườn xanh; + Lấp loáng. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS luyện đọc các đoạn theo nhóm 3. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một vài nhóm đọc trước lớp; - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: xiết, chồm, lững thững, trù phú, lũ, thác, vực. Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối vào ngày thường và ngày lũ. + Câu 2: Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để làm gì? + Câu 3: Đoạn suối chảy qua bản có gì đặc sắc? + Câu 4: Câu văn cuối bài cho em biết điều gì? - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc, sau đó chốt. - GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại 2. Viết Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe; iêu/ươu, ui/uôi. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nghe – viết Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to đoạn văn nghe – viết. - GV hướng dẫn HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai. VD: xiết, chồm, lững thững, nhàn rỗi, dạo, dòng,… - GV đọc cho HS viết đoạn văn vào VBT. GV hướng dẫn viết lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học. - GV đọc lại bài viết lần nữa cho HS soát lỗi. Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi và nhận xét. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oe Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây: Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi trong nhóm nhỏ, tìm tên gọi của từng sự vật, hoạt động trong tranh. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV gọi một số HS nêu câu trả lời. - GV nhận xét, chốt đáp án, mở rộng: + Bánh xèo là bánh làm bằng bột gạo tẻ xay ướt, tráng mỏng trên chảo rồi gập đôi lại, trong đó có nhân tôm, thịt, giá đỗ và hành. + Múa xòe là tên một điệu múa của dân tộc Thái. Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt iêu/ươu, ui/uôi - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2(c) trước lớp. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, thực hiện BT trong nhóm nhỏ. - GV tổ chức HS chơi tiếp sức, thực hiện BT trên bảng lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Tiết 3, 4 3. Luyện từ Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn). Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV gọi một số HS trình bày kết quả. - GV và cả lớp nhận xét. 4. Luyện câu: Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn ngữ, hoàn thiện câu, mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn). Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận, chọn từ ngữ phù hợp thay cho hình ngôi sao và làm vào VBT. GV gợi ý: chỗ nào chưa chắc chắn, có thể tạm thời bỏ qua, làm tiếp các phần khác, sau đó dùng phương pháp loại trừ để tìm được đáp án. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV chữa bài. 5. Nói và nghe Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nói lời đề nghị Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5a trước lớp. Bước 2: Hoạt động theo nhóm - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, đọc lời các nhân vật trong tranh. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm nói lại lời nhân vật trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: Nói và đáp lời đồng ý Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5b, đọc lời của các nhân vật trong mỗi tình huống. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm nói và đáp trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Tiết 5, 6 6. Thuật việc được chứng kiến Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã chứng kiến và thuật lại được việc đã chứng kiến. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nói theo gợi ý Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a trước lớp; - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, từ ngữ gợi ý. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS nói trong nhóm đôi về việc nặn tò he của bác Huấn dựa vào tranh và từ ngữ gợi ý. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói miệng trước lớp nội dung mỗi tranh bằng một câu dựa vào từ ngữ gợi ý. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b, nhớ lại nội dung đã nói ở BT 6a. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp. - GV nhận xét. C. VẬN DỤNG 1. Đọc mở rộng Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã đọc về nơi thân quen, gắn bó. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã đọc về nơi thân quen, gắn bó - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1a. - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về tên truyện, nhân vật (lời nói, việc làm của nhân vật),… - GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT) Bước 1: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, nhân vật (lời nói, việc làm của nhân vật),… Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: 2. Chia sẻ hiểu biết về một dòng sông hoặc ao, hồ Mục tiêu: Chia sẻ được hiểu biết về một dòng sông hoặc ao, hồ. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS một vài điều em có thể chia sẻ với bạn hoặc người thân: + Tên dòng sông hoặc ao, hồ. + Vị trí của dòng sông hoặc ao, hồ. + Đặc điểm nổi bật của dòng sông hoặc ao, hồ (màu nước, cảnh thiên nhiên,…). +… Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thực hành chia sẻ cùng bạn trong nhóm nhỏ. - GV yêu cầu HS thực hành cùng người thân ở nhà. | - HS thảo luận nhóm, giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi mình ở. - HS quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc: Kể về một con suối. - HS lắng nghe. - HS viết tên bài vào vở. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc theo nhóm. - Các nhóm đọc trước lớp. - HS lắng nghe nhận xét. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + Xiết: chảy rất mạnh và nhanh. + Chồm: cất cao mình lên và lao mạnh về phía trước. + Lững thững: từ gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một. + Lũ: nước dâng cao ở vùng đầu nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra. + Thác: chỗ dòng sông, dòng suối chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang rồi đổ mạnh xuống. + Vực: chỗ nước sâu nhất ở sông, hồ hoặc biển/ chỗ thung lũng sâu trong núi, hai bên có vách dựng đứng. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: + Câu 1: Từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối § Vào ngày thường: bốn mùa nước trong xanh. § Vào ngày lũ: chỉ đục vài ba ngày. + Câu 2: Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, lườn xanh bơi lượn. + Câu 3: Sự đặc sắc của đoạn suối chảy qua bản là: có hai cái thác, hết đoạn thác lại đến vực sâu. + Câu 4: Tùy vào câu trả lời của HS (VD: Câu văn cuối bài cho em biết con suối đã đem lại vẻ đẹp cho bản của người kể chuyện vẻ thanh bình, trù phú với nhiều hữu ích). - HS nêu nội dung bài đọc. - HS liên hệ bản thân. - 1 HS đọc to đoạn văn nghe – viết. Cả lớp đọc thầm theo. - HS đánh vần theo hướng dẫn của GV. - HS viết đoạn văn vào vở. - HS lắng nghe GV đọc, tự soát lỗi. - HS đổi chéo vở cho nhau, soát lỗi và nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eohoặc vần oegọi tên từng sự vật, hoạt động trong các tranh. - Cả lớp lắng nghe. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nhỏ. - HS trả lời câu hỏi: Các tranh lần lượt từ trái sang phải, từ tên xuống dưới: + Tranh 1: Bánh xèo. + Tranh 2: Múa xòe. + Tranh 3: Chèo thuyền. + Tranh 4: Đi cà kheo. + Tranh 5: Chim chích chòe. - HS lắng nghe GV nhận xét, mở rộng. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2(c). Cả lớp lắng nghe. - HS quan sát tranh, thực hiện BT trong nhóm nhỏ. - HS chơi trò chơi, viết đáp án. VD: + Vần iêu/ươu: con hươu, đà điểu, ốc bươu. + Vần ui/uôi: buồng chuối, dãy núi, ruộng muối. - HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. - HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 3: a. Chọn lời giải thích nghĩa phù hợp với mỗi từ: - vườn: khu đất thường ở sát cạnh nhà, được rào kín xung quanh để trồng cây. - sân: khoảng đất trống, bằng phẳng, thường ở ngay trước cửa nhà. - hiên: phần nền trước cửa hoặc xung quanh nhà, thường có mái che. b. Tìm 2 – 3 từ ngữ chỉ nơi thân quen với em: HS tự hoàn thành bài tập. - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét, lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào VBT. - HS lắng nghe GV chữa bài. Đáp án: Các từ lần lượt là: thềm, gian nhà, vườn, nhà. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5a trước lớp. - HS hoạt động theo nhóm đôi, đọc lời các nhân vật trong tranh. - HS nói trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5b, đọc lời của các nhân vật trong mỗi tình huống. - HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý trong nhóm đôi. - HS nói trước lớp. - HS nghe GV nhận xét. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a trước lớp. - HS quan sát tranh, đọc từ ngữ gợi ý. - HS nói trong nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. - HS nghe GV nhận xét. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b. - HS hoàn thành bài tập vào vở. - Một số HS đọc bài trước lớp. - HS nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS chia sẻ trong nhóm nhỏ. - Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS viết vào Phiếu đọc sách. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thực hành cùng bạn trong nhóm nhỏ. - HS thực hành với người thân ở nhà. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí