Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 10: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
TUẦN 21 – 22
- Giải được câu đố về các mùa; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình.
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè.
- Viết đúng chữ T hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, câu kể và dấu chấm.
- Nói được những âm thanh mình yêu thích vào mùa hè.
- Biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Tranh ảnh về cảnh vật mùa hè, về 2 nhạc cụ: nhị, hồ và cảnh nghệ sĩ dùng nhị, hồ trong dàn nhạc.
- Mẫu chữ viết hoa T.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3a.
- Bảng phụ/ slide ghi BT 3b.
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Giải được câu đố về các mùa; nêu được phỏng đoán của bản than về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đố bạn về các mùa. - GV chốt đáp án: mùa xuân, mùa thu. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: hình ảnh, màu sắc,... - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Các bức tranh, ảnh cho thấy nhạc cụ do con người tạo ra. Cũng là những âm thanh, dàn nhạc, nhưng là âm thanh và dàn nhạc của thiên nhiên, tiết học hôm nay, thầy/ cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về âm thành của những dàn nhạc thiên nhiên vào mùa hè qua bài đọc: Dàn nhạc mùa hè. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình; biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình; nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng vui nhộn. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: loa, nhịp chày, sóng đôi...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ; nhấn giọng một số từ ngữ biểu thị nội dung hoặc cảm xúc: Tiếng chim cúc cu//; Cung trầm cung bổng.//;... Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: nhị, hồ (tên 2 loại nhạc cụ truyền thống), cung (đơn vị đo khoảng cách giữa các nốt nhạc). Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: Câu 1: Ai mở màn cho khúc ca mùa hạ? Câu 2: Gọi tên những người bạn trong dàn nhạc mùa hè: Câu 3: Hình ảnh nào trong khổ thơ cuối báo hiệu mùa hè đến? Câu 4: Em thích người bạn nào trong dàn nhạc mùa hè? Vì sao? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại cả bài. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS luyện đọc lại trong nhóm nhỏ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc trước lớp. - GV nhận xét. Bước 4: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. Bước 5: Hoạt động cả lớp - GV sử dụng phương pháp (PP) xóa dần để HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích. - GV mời một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. - GV và HS nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Sắc màu mùa hạ. - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ nêu đặc điểm của thiên nhiên. GV gợi ý: bầu trời: cao, xanh, đầy nắng, nắng vàng rực rỡ, nắng chói chàng,...; cây cối: xanh biếc, xum xuê,...; hoa quả: kết trái, chín, vàng, đỏ, nâu, thơm, ngon,... GV có thể mở rộng cho HS mùa hạ ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. - GV mời một số nhóm trình trước lớp. - GV nhận xét kết quả. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ T hoa và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ T hoa - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ T hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ T hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ T hoa. + Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thắt và nét cong phải. + Cách viết: Đặt bút giữa ĐK dọc 2 và 3, phía dưới ĐK ngang 3 một li, viết nét cong trái nhỏ kết hợp viết nét thắt rồi viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút cách bên phải ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 2. + Lưu ý: Lưng nét cong trái nhỏ phải chạm ĐK dọc 1. Nét cong phải chạm ĐK dọc 3 và ĐK ngang 2. - GV yêu cầu HS viết chữ T hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ T hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Tấc đất tấc vàng. GV chốt ý nghĩa: Tấc đất tấc vàng ý nói đất đai là vốn quý, một tấc đất có thể làm ra được biết bao của cải, quý như vàng. - GV nhắc lại quy trình viết chữ T hoa và cách nối từ chữ T hoa sang chữ â. - GV viết mẫu chữ Tấc. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Tấc và câu ứng dụng Tấc đất tấc vàng vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu dao: Ai ơi về miệt Tháp mười Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn. - GV chốt ý nghĩa: câu ca dao nói về sự trù phú của thiên nhiên vùng Tháp mười. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ T hoa, chữ Tháp và câu ca dao vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Bước 1: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV và HS nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm từ ngữ không cùng nhóm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3a. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện BT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp bằng cách giơ thẻ từ (từ không cùng nhóm). - GV mời một số HS nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3b. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm 4 bằng kỹ thuật Khăn trải bàn, chia sẻ và thống nhất kết quả trong nhóm. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV mời một số HS nhận xét. - GV nhận xét, mở rộng: màu ngọc bích – mà như màu ngọc bích; còn tan và say sưa là từ ngữ chỉ trạng thái của sự vật, không phải từ ngữ chỉ đặc điểm vì chúng không chỉ màu sắc, không chỉ hình dáng, không chỉ tính tình. 4. Luyện câu Mục tiêu: Biết đặc điểm câu kể và dấu chấm, hoàn thành bài tập. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chọn cách ngắt câu phù hợp. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV nhận xét. C. Vận dụng Mục tiêu: Nói được những âm thanh mình yêu thích vào mùa hè. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói về những âm thanh em yêu thích vào mùa hè. Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp. GV hướng dẫn HS những nội dung có thể trao đổi với bạn: + Những hoạt động em yêu thích. + Lí do em yêu thích hoạt động đó. + Cảm xúc của em khi thực hiện hoạt động. + ... Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói trước lớp. - GV mời một số HS nhận xét. - GV nhận xét. | - HS hoạt động nhóm đôi, đố bạn về các mùa. - HS nghe GV chốt đáp án. - HS đọc tên bài, kết hợp quan sát tranh. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo GV. - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó, lắng nghe GV. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Mở màn cho khúc ca mùa hạ là nhạc trưởng ve kim. + Câu 2: Chim tu hú, cào cào, chim cúc cu, ve, sáo sậu. + Câu 3: Hình ảnh hoa phượng đỏ cả trời trong khổ cuối báo hiệu mùa hè đến. + Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân. - HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình. - HS nêu cách hiểu về nội dung bài đọc. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc lại trong nhóm nhỏ. - Một số HS đọc trước lớp. Các HS còn lại đọc thầm theo. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. - HS luyện đọc thuộc lòng. - HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. - Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. - HS nghe GV nhận xét. - HS nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu của hoạt động. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nêu đặc điểm của thiên nhiên. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - HS nghe GV nhận xét. - HS quan sát chữ T hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ. - HS quan sát. - HS viết vào bảng con. - HS tô và viết vào VTV. - HS đọc, tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ. - HS lắng nghe. - HS quan sát GV viết mẫu chữ Tấc. - HS viết vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa câu ca dao. - HS lắng nghe. - HS viết vào VTV. - HS tự đánh giá. - Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm, thực hiện bài tập: + Cụm mây màu xanh: lạnh ngắt; + Cụm mây màu vàng: nâu đất. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Một số HS nhận xét. Các HS còn lắng nghe. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm: Từ ngữ chỉ đặc điểm: trong veo, vàng, nhỏ, tròn. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm đôi, chọn cách ngắt câu phù hợp: Mùa mưa và mùa khô ở Sài Gòn khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Những tháng còn lại là mùa khô. Mùa mưa trời mát mẻ. Mùa khô nắng vàng rực rỡ suốt cả ngày. - Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu của hoạt động. - HS hoạt động theo cặp. - Một số HS nói trước lớp. - Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. - HS lắng nghe GV nhận xét. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí