Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 12: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TUẦN 25 – 26
- Tìm được từ ngữ tả mùi hương của một loại cây, hoa, quả theo gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và bày tỏ lòng biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt lúa.
- Viết đúng chữ Y hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng của sự vật; đặt được câu tả cảnh đẹp.
- Thực hiện được trò chơi Ca sĩ nhí; nói được câu thể hiện cảm xúc của mình khi hát.
- Biết liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người nông dân; biết chia sẻ tranh (hoặc ảnh) về cảnh vật ở quê hoặc nơi mình sống, nói câu bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được sự giàu đẹp của quê hương, bước đầu thể hiện tình yêu quê hương, nơi mình sống bằng các việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động; tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi…).
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Mẫu chữ viết hoa Y.
- Bảng phụ/ slide ghi 2 khổ thơ đầu.
- Bảng phụ/ slide ghi các khổ thơ ở BT 3.
- Bài hát về mùa lúa chín.
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Tìm được từ ngữ tả mùi hương của một loại cây, hoa, quả theo gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn những từ ngữ tả mùi hương của một loại cây, hoa, qur (tên cây, hoa, quả, từ ngữ tả mùi hương,…). Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới Mùa lúa chín lên bảng: Tiếp tục với chủ đề Sắc màu quê hương, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Mùa lúa chín. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và bày tỏ lòng biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt lúa; biết liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người nông dân; biết chia sẻ tranh (hoặc ảnh) về cảnh vật ở quê hoặc nơi mình sống, nói cây bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng tình cảm, chậm rãi, nhịp thơ 3/3, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín và tình cảm của tác giả: biển vàng, thoang thoảng, say say, rầm rì, rung rinh, xáo động, quyện, mênh mang,… - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: say say, đàn ri đá, rầm rì, rung rinh, rặng cây, quyện,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + biển vàng: ví đồng lúa chín vàng rộng mênh mông như biển. + ri đá: một loại chim sẻ nhỏ, còn gọi là họa mi đất. + rầm rì: từ gợi tả tiếng động hay tiếng nói chuyện nho nhỏ, cứ đều đều không dứt; theo ngữ cảnh của bài đọc, rầm rì nghĩa là: âm thanh liên tục làm động xung quanh. + quyện: hòa vào nhau, không tách ra được. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Tìm từ ngữ tả cảnh mùa lúa chín trong khổ thơ đầu. + Câu 2: Khổ thơ thứ ba nói về điều gì? § Cánh đồng lúa chín rất đẹp. § Bông lúa chín vàng, trĩu nặng. § Người nông dân rất vất vả để làm ra hạt lúa. + Câu 3: Em thích khổ thơ nào? Vì sao? - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người nông dân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại 2 khổ thơ đầu. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp 2 khổ thơ đầu. Bước 3: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV mời một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Quê mình đẹp nhất. - GV yêu cầu HS chia sẻ tranh ảnh về cảnh vật ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống; nói câu bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ Y hoa và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ Y hoa Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Y hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Y hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Y hoa. + Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu và nét khuyết dưới. + Cách viết: § Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét móc 2 đầu và dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1 và 2. § Lia bút lên theo ĐK dọc 3, viết nét khuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang 1 và 2. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Y hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ Y hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Yêu nước thương nòi. - GV nhắc lại quy trình viết chữ Y hoa và cách nối nét từ chữ Y hoa sang chữ ê. - GV viết mẫu chữ Yêu. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Yêu và câu ứng dụng Yêu nước thương nòi và VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại. Phạm Tiến Duật Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Y hoa, chữ Yêu và câu thơ và VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Bước 1: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng của sự vật. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ, thảo luận nhóm nhỏ để tìm cặp từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng, chia sẻ kết quả trước lớp. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu tả cảnh đẹp. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đặt câu tả cảnh đẹp mà em thích, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết câu vào VBT. C. Vận dụng Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Ca sĩ nhí; nói được câu thể hiện cảm xúc của mình khi hát. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Ca sĩ nhí. - GV yêu cầu HS hát tập thể bài hát Em đi giữa biển vàng. - GV mời 1 – 2 HS nói trước lớp về cảm xúc của mình khi hát bài hát đó, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. | - HS hoạt động nhóm đôi. - HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo GV. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS nghe hướng dẫn, giải thích nghĩa của một số từ khó. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi: + Câu 1: Từ ngữ tả cảnh mùa lúa chín trong khổ thơ đầu: một biển vàng, hương lúa chín. + Câu 2: Khổ thơ thứ ba nói về: Người nông dân rất vất vả để làm ra hạt lúa. + Câu 3: HS trả lời theo sở thích cá nhân. - HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và bày tỏ lòng biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt lúa. - HS nêu cách hiểu nội dung bài đọc, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp 2 khổ thơ đầu. - HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. - Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Quê mình đẹp nhất: Chia sẻ tranh (hoặc ảnh) cảnh vật ở quê em hoặc nơi em sống; Nói câu bày tỏ cảm xúc của em về cảnh đẹp đó. - HS chia sẻ tranh ảnh về cảnh vật ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống; nói câu bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát mẫu chữ Y hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ con chữ Y hoa. - HS quan sát. - HS viết chữ Y hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ Y hoa vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Yêu nước thương nòi: đề cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương, đồng bào của mình. Yêu nước và thương nòi luôn đi liền với nhau. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS viết chữ Yêu và câu ứng dụng Yêu nước thương nòi và VTV. - HS đọc và tìm hiểu của câu thơ: câu thơ thể hiện tình yêu của tác giả với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi của quê hương, cụ thể là cái cầu treo trên sông giúp cho mọi người đi lại. - HS viết chữ Y hoa, chữ Yêu và câu thơ và VTV. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm 3 – 5 cặp từ chỉ sự vật và màu sắ trong đoạn thơ. - HS đọc đoạn thơ, thảo luận nhóm nhỏ để tìm cặp từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng: § Tre – xanh § Lúa – xanh § Sông – xanh mát § Trời mây – xanh ngắt mùa thu, xanh màu ước mơ § Ngói mới – đỏ tươi § Trường học – đỏ thắm - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp mà em thích. - HS thảo luận nhóm đôi, đặt câu tả cảnh đẹp mà em thích, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - HS viết câu và VBT. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu hoạt động. - HS hát tập thể bài hát Em đi giữa biển vàng. - 1 – 2 HS nói trước lớp về cảm xúc của mình khi hát bài hát đó, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí