Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TUẦN 27
- Nêu đúng tên bài (văn bản truyện) đã đọc; đọc trôi chảy một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài; trao đổi với bạn về một nhân vật trong truyện.
- Viết đúng các chữ Q, R, S, T, Ư, V, X, Y hoa và viết đúng tên riêng địa lí.
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm: Nơi chốn thân quen, Bốn mùa tươi đẹp, Thiên nhiên muôn màu, Sắc màu quê hương.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Mẫu chữ viết hoa Q, R, S, T, Ư, V, X, Y.
- Tranh ảnh một số địa danh : Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng.
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1 1. Nhớ lại tên bài đọc Mục tiêu: Nêu đúng tên bài (văn bản truyện) đã đọc. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1, quan sát tranh, trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức: dựa vào hình ảnh gợi ý, viết tên bài đọc. 2. Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi Mục tiêu: Đọc trôi chảy một đoạn trong bài và trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc về nội dung bài. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng một đoạn em thích trong một bài đọc ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài đọc ở BT 1 theo nhóm 4. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. 3. Trao đổi về nhân vật em thích theo gợi ý Mục tiêu: Trao đổi với bạn về một nhân vật trong truyện. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi về một nhân vật trong bài đọc (tên, lời nói). Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tên nhân vật, lời nói của nhân vật đó. Tiết 2 4. Ôn viết chữ Q, R, S, T, Ư, V, X, Y hoa Mục tiêu: Viết đúng các chữ Q, R, S, T, Ư, V, X, Y hoa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát mẫu chữ Q, R, S, T, Ư, V, X, Y hoa, xác định chiều cao, độ rộng các con chữ. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết một số chữ đã học. - GV viết mẫu từng chữ, nêu quy trình viết, và nêu HS viết từng chữ sau mỗi lần GV hướng dẫn vào VTV: + Chữ Q hoa: * Cấu tạo: * Cách viết: § Viết như chữ O. § Lia bút đến trước đường kẻ (ĐK) dọc 2, phía trên ĐK ngang 1, viết nét lượn. Đuôi nét lượn song song với nét cong kín và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, sau ĐK dọc 3. + Chữ R hoa: * Cấu tạo: gồm nét móc ngược, nét cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét móc ngược phải. * Cách viết: § Đặt bút phía dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái bên phải ĐK dọc 2 một li, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2. § Lia bút đến điểm giao nhau giữa ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết nét cong trái liền mạch với nét cong phải, nét thắt, nét móc ngược phải và dừng bút phía dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 4. § Lưu ý: Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1. Lưng của nét cong phải (trên nét thắt) tiếp xúc với ĐK dọc 3. Nét thắt nằm phía trên ĐK ngang 2 và cắt ngang nét móc ngược trái. + Chữ S hoa: * Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét thẳng đứng. * Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, phía dưới ĐK ngang 34, viết một nét cong trái phía trên ĐK ngang 2, lượn vòng lên chạm ĐK dọc 2 viết nét thẳng đứng sát ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét cong trái và dừng bút cách bên phải ĐK dọc 2 một li, phía dưới ĐK ngang 2. * Lưu ý: Lưng của 2 nét cong trái đều chạm ĐK dọc 1. Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút. + Chữ T hoa: * Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thắt và nét cong phải. * Cách viết: Đặt bút giữa ĐK dọc 2 và 3, phía dưới ĐK ngang 3 một li, viết nét cong trái nhỏ kết hợp viết nét thắt rồi viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút cách bên phải ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 2. * Lưu ý: Lưng nét cong trái nhỏ phải chạm ĐK dọc 1. Nét cong phải chạm ĐK dọc 3 và ĐK ngang 2. + Chữ Ư hoa: * Cấu tạo: gồm nét móc hai đầu, nét móc ngược phải và dấu phụ (nét móc trái nhỏ). * Cách viết: § Đặt bút cách bên trái ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 3, viết nét móc 2 đầu và dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1 và 2. § Lia bút lên theo ĐK dọc 3 đến giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, trước ĐK dọc 4. § Viết thêm dấu phụ phía trên ĐK ngang 3, chạm nét móc ngược phải. + Chữ V hoa: * Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thẳng đứng và nét móc phải. * Cách viết: § Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dừng bút bên phải ĐK dọc 2, giữa ĐK ngang 3 và 4. § Không nhấc bút, hơi lượn lại ĐK dọc 2 để viết nét thẳng đứng, lượn trái một chút khi gần chạm ĐK ngang 1. § Không nhấc bút, lượn gần lại ĐK dọc 3 viết nét móc phải rồi dừng bút trên ĐK ngang 3, sau ĐK dọc 3. + Chữ X hoa: * Cấu tạo: gồm nét cong phải và nét cong trái. * Cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét cong trái nhỏ liền mạch với nét cong phải lớn; không nhấc bút, viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải nhỏ, dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, sau ĐK dọc 2. * Lưu ý: ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ X. + Chữ Y hoa: * Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu và nét khuyết dưới. * Cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét móc 2 đầu và dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 1 và 2. Lia bút lên theo ĐK dọc 3, viết nét khuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang 1 và 2. 5. Luyện viết tên riêng địa lí Mục tiêu: Viết đúng tên riêng địa lí. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc các từ Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng và nói hiểu biết của mình về các địa danh. - GV giới thiệu các địa danh: + Ô Quy Hồ: đèo Ô Quy Hồ là đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh đèo ở gần ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. + Ghềnh Ráng: là khu du lịch nổi tiếng ở Quy Nhơn với các địa điểm nổi tiếng và đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên như Bãi Đá Trứng, Bãi Tiên Sa. Ngoài ra đến đây ta có thể thăm mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. + Trường Sơn: là dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam, là dải núi phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100km. + U Minh Thượng: U Minh Thượng là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Nơi đây nổi tiếng với vườn Quốc gia U Minh Thượng rộng hơn 21.000 ha. Vườn Quốc gia U Minh Thượng cách TP. HCM khoảng 363 km về hướng Tây Nam. - GV yêu cầu HS xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng,... - GV viết mẫu từ Ô Quy Hồ. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết các tên riêng địa danh Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng vào VTV. 6. Luyện viết thêm Mục tiêu: Luyện viết các chữ hoa đã học và luyện viết thêm các tên riêng địa lí. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. - GV chốt ý nghĩa bài ca dao: Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, cụ thể ở đây là khu vực Tây Hồ vào buổi sớm khi xưa. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết bài ca dao vào VTV. 7. Đánh giá bài viết Mục tiêu: Đánh giá lại bài viết, chỉnh sửa nếu cần thiết. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. | - HS xác định yêu cầu của BT 1, quan sát tranh, trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ: + Tranh 1: Bài đọc Chuyện của vàng anh. + Tranh 2: Bài đọc Khu vườn tuổi thơ. + Tranh 3: Bài đọc Quê mình đẹp nhất. + Tranh 4: Bài đọc Chuyện bốn mùa. - HS chơi tiếp sức: dựa vào hình ảnh gợi ý, viết tên bài đọc. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2: Đọc đoạn văn em yêu thích trong một bài đọc tìm được ở BT 1. - HS đọc thành tiếng một đoạn em thích trong một bài đọc ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài đọc ở BT 1 theo nhóm 4. - Một số HS đọc bài trước lớp. - HS nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT: Trao đổi với bạn về một nhân vật theo gợi ý. - HS trao đổi trong nhóm đôi về một nhân vật trong bài đọc (tên, lời nói). - HS trao đổi trong nhóm đôi về một nhân vật trong bài đọc (tên, lời nói). - HS làm việc nhóm đôi, quan sát mẫu chữ, xác định chiều cao, độ rộng các con chữ. - HS nêu lại quy trình viết một số chữ đã học. - HS lắng nghe, quan sát, viết từng chữ sau mỗi lần GV hướng dẫn vào VTV. - HS đọc các từ Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng và nói hiểu biết của mình về các địa danh. - HS lắng nghe GV giới thiệu các địa danh. - HS xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng,... - HS quan sát. - HS viết các tên riêng địa danh Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa nghĩa của bài ca dao. - HS lắng nghe. - HS viết bài ca dao vào VTV. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí