Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 13: BÁC HỒ KÍNH YÊU
TUẦN 28 – 29
- Nói được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu; giọng đọc thong thả, tình cảm; hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và thể hiện tình cảm của tác giả khi đến thăm nhà Bác Hồ; biết liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ; đọc, hát và nêu được suy nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích).
- Viết đúng chữ Ă hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Đặt được câu về những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi và câu bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thực hiện được trò chơi Hướng dẫn viên nhí.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Tranh ảnh hoặc video clip nhà sàn của Bác Hồ.
- Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối.
- Video clip bai hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích)
- Mẫu chữ viết hoa Ă (kiểu 2).
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Nói được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về tranh minh họa bài đọc: cảnh vật, cây cối,... Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Cháu thăm nhà Bác: Trong các buổi học trước, chúng ta đã được học các bài đọc về thư của Bác Hồ gửi cho các nhi đồng, bài đọc về Bác Hồ đến thăm thiếu nhi. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài đọc cũng về chủ điểm Bác Hồ kính yêu, nhưng từ một góc nhìn khác, từ người cháu – những thế hệ sau đến thăm nhà Bác. Thầy/ cô trò chúng ta cùng đi vào bài đọc Cháu thăm nhà Bác. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với kết quả trao đổi tranh ảnh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu; giọng đọc thong thả, tình cảm; hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và thể hiện tình cảm của tác giả khi đến thăm nhà Bác Hồ; biết liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ; đọc, hát và nêu được suy nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích). Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng tình cảm, tha thiết. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: nắng tràn, ngan ngát, xao, ngỡ...; hướng dẫn đọc ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu của dòng thơ, khổ thơ. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng từng dòng, khổ thơ, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: xao (chao động, lay động),... Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Cảnh vật ở nhà Bác có gì đẹp? + Câu 2: Bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì khi đến thăm nhà Bác? + Câu 3: Từ ngữ nào tả đôi mắt và nụ cười của Bác? + Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại 2 khổ thơ cuối. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích theo cách GV hướng dẫn (PP xóa dần) trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Điều em muốn nói. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi một đoạn bài hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích). Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV trình chiếu video, clip đoạn nhạc cho HS nghe. Bước 4: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS hoạt động trong nhóm nhỏ: hát đoạn bài hát Tiếng chim trong vườn Bác của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, nói 1 – 2 câu về đoạn vừa đọc và hát. Bước 5: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ Ă hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ Ă hoa (kiểu 2) - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ă hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Ă hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ă hoa: Tương tự quy trình viết chữ A, chữ Ă viết thêm nét lượn vòng trên đầu chữ A. - GV yêu cầu HS viết chữ Ă hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ Ă hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Ăn ngay nói thẳng. GV chốt: Ăn ngay nói thẳng chỉ những phẩm chất đáng quý của con người: chân thành, chân thật, thẳng thắn, không ngại ngùng hay nịnh bợ. - GV nhắc lại quy trình viết chữ Ă hoa và cách nối từ chữ Ă hoa sang chữ n. - GV viết mẫu chữ Ăn. - GV yêu cầu HS viết chữ Ăn và câu ứng dụng Ăn ngay nói thẳng vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: Ấy ngày mùng sáu tháng Ba Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây. - GV chốt: Câu ca dao nói về ngày hội ở chùa Tây Phương (đỉnh núi Câu Lậu, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội). Chùa Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng với công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê. Chùa Tây Phương có các pho tượng Phật cổ được công nhận là bảo vật Quốc gia. - GV yêu cầu HS viết chữ Ă hoa, chữ Ăn và câu ca dao vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết 3. Luyện từ Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3a. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc 2 đoạn thơ, thảo luận nhóm nhỏ để tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm thêm các từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3b. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm từ ngữ theo yêu cầu của BT bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. - GV gợi ý HS đọc lại các bài đọc trong chủ điểm Bác Hồ kính yêu để tìm thêm được từ ngữ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức chơi tiếp sức để HS chữa bài, giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ tìm được. - GV nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu về những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi và câu bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 – 2 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào VBT câu vừa đặt. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. C. Vận dụng Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Hướng dẫn viên nhí. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Hướng dẫn viên nhí. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung trong nhóm: đọc lại bài thơ, tìm thêm những hình ảnh, thông tin,... về ngôi nhà sàn Bác Hồ. - GV mời đại diện các nhóm thi làm Hướng dẫn viên nhí. GV tổ chức cho cả lớp bình chọn cho từng cá nhân dự thi. | - HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về tranh minh họa bài đọc. - HS lắng nghe. - HS đọc tên bài kết hợp với kết quả trao đổi tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. - HS đọc thành tiếng từng dòng, khổ thơ, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS nghe hướng dẫn, giải thích nghĩa của một số từ khó. - HS đọc thần lại bài thơ, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Cảnh vật nhà Bác có vườn hoa ngan ngát mùi phong lan, có ngôi nhà sàn xinh xinh dưới bóng cây vú sữa, có tiếng chim hót, có mặt hồ xao ngọn gió và có luống rau tươi. + Câu 2: Những âm thanh bạn nhỏ nghe thấy khi đến thăm nhà Bác: tiếng chim, tiếng gió xao mặt hồ. + Câu 3: Từ ngữ tả đôi mắt và nụ cười của Bác: đôi vì sao (tả mắt), hiền hậu (tả nụ cười). + Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân. - Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS nêu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và tình cảm của tác giả khi đến thăm nhà Bác Hồ. - HS liên hệ bản thân. - HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. - Một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Điều em muốn nói. - HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện yêu cầu của GV. - HS nghe đoạn nhạc. - HS hoạt động trong nhóm nhỏ. - Một số nhó trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát mẫu chữ Ă hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Ă hoa. - HS quan sát. - HS viết chữ Ă hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ Ă hoa vào VTV. - HS đọc, tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng. HS lắng nghe GV. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS viết chữ Ăn và câu ứng dụng Ăn ngay nói thẳng vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao. - HS lắng nghe. - HS viết chữ Ă hoa, chữ Ăn và câu ca dao vào VTV. - HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi trong hai khổ thơ được trích dẫn. - HS đọc 2 đoạn thơ, thảo luận nhóm để tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: yêu, nhớ thương, nhớ nhung. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3b: Tìm thêm các từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ với thiêu nhi và từ ngữ nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. - HS nghe GV hướng dẫn, hoạt động nhóm, tìm từ ngữ: thương nhớ, nhớ, quan tâm. - HS chơi tiếp sức. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt 2 – 3 câu (theo mẫu) nêu những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi, bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. - HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu. VD: a. Nêu những việc làm của Bác Hồ với thiêu nhi: - Bác Hồ cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. - Bác đến thăm trại nhi đồng. b. Bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: - Em càng thêm kính yêu Bác Hồ của chúng em. - Các cháu thiếu nhi rất nhớ Bác Hồ. - HS viết vào VBT câu vừa đặt. - Một số HS trình bày trước lớp. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. - HS xác định yêu cầu của hoạt động: Giới thiệu về ngôi nhà sàn của Bác Hồ. - HS chuẩn bị nội dung theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm thi làm Hướng dẫn viên nhí. GV và cả lớp bình chọn. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác