Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 1: Chuyện quả bầu

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 1: Chuyện quả bầu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM MẾN YÊU

TUẦN 30 – 31

BÀI 1: CHUYỆN QUẢ BẦU (Tiết 1 – 4)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Kể được tên một vài dân tộc ít người mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về tên chủ điểm, về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cùng chung một tổ tiên; biết liên hệ với ban thân: Yêu quý bạn bè, dân tộc anh em; biết tưởng tượng, hoàn thành các câu gợi ý để kể tiếp được câu chuyện một cách đơn giản.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Viết đúng chữ Â hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.

- Thực hiện được trò chơi Nhà văn nhí; nói được với bạn về tên em đã đặt.

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Tranh ảnh một số dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.

- Bảng phụ ghi đoạn từ Một hôm đến hết.

- Mẫu chữ viết hoa  (kiểu 2).

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Kể được tên một vài dân tộc ít người mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về tên chủ điểm, về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn một vài dân tộc ít người mà em biết.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV giới thiệu chủ điểm: Trong tuần này, chúng ta sẽ chuyển sang chủ điểm Việt Nam mến yêu. Chủ điểm sẽ cho các em có lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có ý thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tên bài để phỏng đoán nội dung Chuyện quả bầu.

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Tiết học hôm nay, thầy/cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Chuyện quả bầu để xem các dân tộc Việt Nam đã được sinh ra như thế nào nhé.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cùng chung một tổ tiên; biết liên hệ với bản thân: Yêu quý bạn bè, dân tộc anh em; biết tưởng tượng, hoàn thành các câu gợi ý để kể tiếp được câu chuyện một cách đơn giản.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng chậm rãi có thay đổi nhịp điệu, tốc độ theo diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài đọc, VD: dúi báo sắp có lụt; Vợ chồng nhà nọ thoát nạn.; sinh ra một quả bầu; từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra.; Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.;...

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó câu tạo âm tiết/ do ảnh hưởng của biến thể phương ngữ: trả ơn, lũ lụt, khoét rỗng,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa: Nghe lười dúi,/ họ khoét rỗng khúc gỗ to,/ chuẩn bị thức ăn/ bỏ vào đó.//; Vừa chuẩn bị xong/ thì mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.//; Người vợ bèn lấy que,/ dùi quả bầu.//;...

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó:

+ thoát nạn: thoát khỏi một nghịch cảnh, có thể có hại lớn với con người, trong bài đọc, thoát nạn là thoát khỏi trận lũ lớn.

+ người Khơ Mú, người Thái, người Dao: các dân tộc ít người, sống chủ yếu ở miền núi phía Bắc.

+ người Ê-đê, người Ba-na: dân tộc ít người, sống chủ yếu ở Tây Nguyên.

+ người Kinh: còn gọi là người Việt, dân tộc đông nhất ở Việt Nam.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Hai vợ chồng làm gì khi bắt được con dúi?

+ Câu 2: Nhờ đâu hai vợ chồng thoát nạn?

+ Câu 3: Chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

+ Câu 4: Câu chuyện giải thích điều gì?

§ Nạn lụt ở nước ta.

§ Sự ra đời của các dân tộc.

§ Sự tích quả bầu.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý bạn bè, dân tộc anh em.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- GV đọc lại đoạn từ Một hôm đến hết.

- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài.

Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Việt Nam trong mắt em.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ: kể tiếp câu chuyện Chuyện quả bầu bằng cách hoàn thành các câu gợi ý. (GV không gò ép trí tưởng tượng của HS nhưng phải đảm bảo thuần phong mĩ tục, các vấn đề về chính trị, dân tộc).

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

2. Viết

Mục tiêu: Viết đúng chữ Â hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện viết chữ Â hoa (kiểu 2)

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Â hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Â hoa.

- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Â hoa: Tương tự quy trình viết chữ A, chữ Â viết thêm 2 nét xiên nhỏ (dấu mũ) trên đầu chữ A.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết chữ Â hoa vào bảng con.

- GV yêu cầu HS tô và viết chữ Â hoa vào VTV.

Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Ân sâu nghĩa nặng (ơn nghĩa sâu sắc, tình cảm đằm thắm).

- GV nhắc lại quy trình viết chữ Â hoa và cách nối chữ Â hoa sang chữ n.

- GV viết mẫu chữ Ân.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng Ân sâu nghĩa nặng vào VTV.

Hoạt động 3: Luyện viết thêm

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:

Ầm ầm bão táp mưa sa

Ấy là mắt bão biển xa, chuyển về.

Nguyễn Như Mai

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết chữ Â hoa, chữ Ầm, chữ Ấy và câu thơ vào VTV.

Hoạt động 4: Đánh giá bài viết

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét một số bài viết.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi và đặc điểm của các loài chim có trong đoạn văn

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3a và đọc đoạn văn.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi và chỉ đặc điểm của các loài chim trong nhóm nhỏ.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức, viết tên gọi và đặc điểm của các loài chim.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Chọn tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3b.

- GV yêu cầu HS đọc các thẻ từ ghi tên các loài chim và quan sát tranh.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn để chọn tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấy phẩy.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

Hoạt động 2: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống.

Bước 3: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết lại đoạn văn đã điền dấu câu vào VBT.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp, đọc lại đoạn văn đã điền dấu.

- GV nhận xét.

C. Vận dụng

Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Nhà văn nhí; nói được với bạn về tên em đã đặt.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS tự đặt tên khác cho câu chuyện Chuyện quả bầu.

Bước 3: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS nói với bạn về tên đã đặt trong nhóm đôi.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nói trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn một vài dân tộc ít người mà em biết.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, phỏng đoán.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Hai vợ chồng đã tha cho con dúi.

+ Câu 2: Hai vợ chồng thoát nạn nhờ được dúi báo tin nên đã khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức bỏ vào đó, sống trong khúc gỗ qua trận lũ.

+ Câu 3: Sau nạn lụt, người vợ sinh ra một quả bầu.

+ Câu 4: Câu chuyện giải thích sự ra đời của các dân tộc.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS nêu nội dung bài đọc: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cùng chung một tổ tiên.

- HS liên hệ bản thân.

- HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS khá, giỏi đọc cả bài.

- HS đọc và xác định yêu cầu hoạt động: Kể tiếp Chuyện quả bầu bằng cách hoàn thành các câu cho sẵn.

- HS trao đổi nhóm nhỏ, kể tiếp câu chuyện. VD: Sau khi đi ra khỏi quả bầu, những con người bé nhỏ bỗng cao to hơn. Họ cùng đi đến khắp mọi miền đất nước. Họ làm nhà, trồng trọt, chăn nuôi, xây chợ, đắp đê, làm trường học, xây dựng quê hương,...

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS quan sát mẫu chữ, xác ddihj chiêu cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ.

- HS lắng nghe.

- HS viết chữ Â hoa vào bảng con.

- HS tô và viết chữ Â hoa vào VTV.

- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Ân sâu nghĩa nặng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS viết câu ứng dụng Ân sâu nghĩa nặng vào VTV.

- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Miêu tả cơn bão từ biển đổ vào đất liền.

- HS viết chữ Â hoa, chữ Ầm, chữ Ấy và câu thơ vào VTV.

- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi và chỉ đặc điểm của các loài chim trong nhóm nhỏ: chích chòe – nhanh nhảu, khướu – lắm điều, chào mào – đỏm dáng, cu gáy – trầm ngâm.

- HS chơi tiếp sức, viết tên gọi và đặc điểm của các loài chim.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS các thẻ từ ghi tên các loài chim và quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn để chọn tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim: chích chòe – nhanh nhảu, khướu – lắm điều, chào mào – đỏm dáng, cu gáy – trầm ngâm.

- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc to và xác định yêu cầu BT 4a: Đặt câu hỏi với từ ngữ in đậm.

- HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT trong nhóm đôi:

+ Thức ăn của bói cá là gì?

+ Sáng sớm, chim sơn ca làm gì?

+ Bộ lông của loài vẹt như thế nào/trông thế nào?

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông.

- HS thảo luận nhóm đôi, chọn dấu câu phù hợp:

Chim vàng anh còn có tên là hoàng anh. Giọng hót của vàng anh rất đặc biệt. Giọng hót ấy lúc trong trẻo, lúc trầm thấp, lúc vút cao.

- HS viết lại đoạn văn đã điền dấu câu vào VBT.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp, đọc lại đoạn văn đã điền dấu. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Nhà văn nhí.

- HS tự đặt tên khác cho câu chuyện Chuyện quả bầu.

- HS nói với bạn về tên đã đặt trong nhóm đôi.

- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 1: Chuyện quả bầu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Chuyện quả bầu, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay