Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT
TUẦN 32 – 34
- Giải được câu đố về các loài cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Vì nhút nhát, cây xấu hổ đã bỏ lỡ cơ hội được ngắm một chim đẹp; biết liên hệ với bản thân: Cần mạnh dạn, tự tin; biết tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện bằng cách hoàn thành các câu gợi ý.
- Viết đúng chữ N hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm về thiên nhiên; đặt được câu tả cảnh đẹp thiên nhiên có bộ phận trả lười câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào?.
- Thực hiện được trò chơi Thẻ màu kì diệu; nói được 1 – 2 câu tả cảnh đẹp thiên nhiên.
- Mạnh dạn, tự tin.
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã).
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Nhưng những cây cỏ xung quanh đến đẹp đến thế.
- Mẫu chữ viết hoa N (kiểu 2).
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Giải được câu đố về các loài cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu tên chủ điểm, yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Bài ca Trái Đất. - GV dẫn dắt: Chủ điểm Bài ca Trái Đất sẽ giúp chúng ta nhận thức được vẻ đẹp của Trái Đất. Từ đó hình thành tinh thần trách nhiệm của một công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã). Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi , đố bạn về các loài cây. GV chốt đáp án. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, chuyện gì xảy ra, hành động của các nhân vật,... - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới Cây nhút nhát lên bảng: Có một bạn cây vì nhút nhát đã bỏ lỡ dịp được ngắm nhìn một chú chim đẹp tuyệt vời. Câu chuyện cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài đọc Cây nhút nhát. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Vì nhút nhát, cây xấu hổ đã bỏ lỡ cơ hội được ngắm một con chim đẹp; biết liên hệ với bản thân: Cần mạnh dạn, tự tin; biết tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện bằng cách hoàn thành các câu gợi ý. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của con chim, hoạt động, trạng thái của cây cỏ; câu hỏi cuối bài đọc với giọng nuối tiếc. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: lạt xạt, co rúm, xuýt xoa, trầm trồ,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Lúc bấy giờ,/ nó mới mở bừng những con mắt lá/ và quả nhiên/ không có gì lạ thật.//; Thì ra,/ vừa có một con chim xanh biếc,/ toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng/ không biết từ đâu tới.//;... Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + cây xấu hổ: (còn gọi: cây nhút nhát, cây mắc cỡ) loài cây nhỏ mọc hoang, thân có gai, hoa màu tím hồng, lá kép lông chim, thường khép lại khi bị đụng đến. + lạt xạt: [từ mô phỏng] tiếng động như lá khô hoặc vải cứng cọ xát vào nhau. + xuýt xoa: phát ra những tiếng gió khe khẽ trong miệng để biểu thị cảm giác đau, rét, hoặc tiếc rẻ, thương xót, kinh ngạc. + thán phục: cảm phục và khen ngợi. + huyền diệu: rất kì lạ, có cái gì đó cao sâu, tác động mạnh đến tâm hồn mà con người không hiểu biết hết được. + tiếc: cảm thấy không vui vì đã trót không làm việc gì đó. + lóng lánh: có ánh sáng phản chiếu tựa như mặt hồ dưới ánh trăng, không liên tục nhưng đều đặn, vẻ sinh động, đẹp mắt,... Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi có tiếng động, cây xấu hổ thay đổi thế nào? + Câu 2: Cây cỏ xôn xao vì điều gì? + Câu 3: Vì sao tác giả gọi cây xấu hổ là cây nhút nhát? + Câu 4: Cây xấu hổ hi vọng điều gì? Vì sao? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu HS biết liên hệ bản thân: Cần mạnh dạn, tự tin. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Nhưng những cây cỏ xung quanh đến đẹp đến thế. - GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài. - GV đọc lại đoạn từ Thì ra đến vội vàng bay đi. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng đoạn văn trong nhóm đôi theo PP xóa dần. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hi vọng ngọt ngào. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ: kể tiếp câu chuyện Cây nhút nhát bằng cách hoàn thành các câu gợi ý. (GV chỉ hướng dẫn HS sửa chữa nếu lời kể của HS có nội dung ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức, thuần phong mĩ tục; không ép buộc HS phải theo khuôn mẫu, khuyến khích các cách diễn đạt đọc đáo; công nhận những lời kể khác với tập tính của cây xấu hổ). Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ N hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ N hoa (kiểu 2) Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ N hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ N hoa. + Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu bên trái (2 đầu đều lượn vào trong), nét lượn ngang và nét cong trái. + Cách viết: § Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét móc 2 đầu bên trái (2 đầu đều lượn vào trong), dừng bút ở giữa ĐK ngang 1 và 2, trước ĐK dọc 2. § Lia bút đến đoạn nét móc ở ĐK ngang 3, viết nét lượn ngang rồi đổi chiếu bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút giữa ĐK ngang 1 và 2, giữa ĐK dọc 3 và 4. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ N hoa. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ N hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ N hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Non sông tươi đẹp. - GV nhắc lại quy trình viết chữ N hoa và cách nối từ chữ N hoa sang chữ o. - GV viết mẫu chữ Non. - GV yêu cầu HS viết chữ Non và câu ứng dụng Non sông tươi đẹp vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi. Trần Đăng Khoa - GV yêu cầu HS viết chữ N hoa, chữ Nhà và câu thơ vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Tìm được từ chỉ đặc điểm về thiên nhiên. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3a. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc các từ ngữ và chọn từ ngữ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức, gắn từ ngữ phù hợp dưới tranh. GV yêu cầu cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm thêm từ ngữ tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3b. - GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ miêu tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh. - GV nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu tả cảnh đẹp thiên nhiên có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào? Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a và 4b. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa đặt. - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. C. Vận dụng Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Thẻ màu kì diệu; nói được 1 – 2 câu tả cảnh đẹp thiên nhiên. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Thẻ màu kì diệu. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm nhỏ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 – 2 HS nói trước lớp câu tả cảnh thiên nhiên có từ ngữ chỉ màu sắc trên thẻ. - GV nhận xét. | - HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm đôi, nghe GV chốt đáp án. - HS đọc tên bài, quan sát tranh, phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo GV. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS lắng nghe hướng dẫn, giải thích một số từ khó. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi có tiếng động, cây xấu hổ co rúm mình lại. + Câu 2: Cây cỏ xôn xao vì vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. + Câu 3: Tác giả gọi cây xấu hổ là cây nhút nhát vì cây nhút nhát, sợ hãi khi có tiếng động lạ. Nhút nhát không mang tính phán xét, mà nói với thái độ quý mến, mong cây có thể thay đổi từ nhút nhát để trở nên mạnh dạn hơn. + Câu 4: Cây xấu hổ hi vọng con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại. Vì cây xấu hổ càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, càng thêm tiếc. - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - HS nêu nội dung bài đọc: Vì nhút nhát, cây xấu hổ đã bỏ lỡ cơ hội được ngắm một con chim đẹp. - HS liên hệ bản thân. - HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - Một số HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc thuộc lòng đoạn văn trong nhóm đôi theo PP xóa dần. - HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động. - HS trao đổi nhóm nhỏ, hoàn thành yêu cầu hoạt động. - HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát mẫu chữ N hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ. - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết chữ N hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ N hoa vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Non sông tươi đẹp. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS viết chữ Non và câu ứng dụng Non sông tươi đẹp vào VTV. - HS tìm hểu nghĩa của câu thơ: Miêu tả cảnh nhà cậu bé có treo ảnh Bác Hồ, và lá cờ đỏ tươi, ngầm ý thể hiện tình yêu với Bác Hồ và đất nước. - HS viết chữ N hoa, chữ Nhà và câu thơ vào VTV. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3a. - HS quan sát tranh, đọc các từ ngữ và chọn từ ngữ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. + Tranh 1: Mênh mông + Tranh 2: Nhấp nhô + Tranh 3: Cong cong + Tranh 4: Phẳng lặng - HS chơi tiếp sức, gắn từ ngữ phù hợp dưới tranh. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3b. - HS tìm thêm một số từ ngữ miêu tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh: bát ngát, trập trùng, thăm thẳm, xao động. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 4. - HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. - HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa đặt: a. 2 – 3 câu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng từ ngữ ở BT 3: + Cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. + Các ngọn núi nhấp nhô, trập trùng. + Cầu vồng cong cong xuất hiện sau cơn mưa buổi chiều. b. Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào? + Cánh đồng lúa quê em mênh mông bát ngát. + Các ngọn núi ở dãy núi Bạch Mã nhấp nhô, trập trùng + Cầu vồng cong cong xuất hiện sau cơn mưa buổi chiều. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. - HS xác định yêu cầu của hoạt động. - HS thực hiện hoạt động theo nhóm nhỏ. - HS trình bày trước lớp. - HS nghe GV nhận xét. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí