Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Hừng đông mặt biển

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Hừng đông mặt biển. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT

TUẦN 32 – 34

BÀI 4: HỪNG ĐÔNG MẶT BIỂN (Tiết 15 – 20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Chia sẻ được với bạn về tên gọi và vẻ đẹp của một bãi biển mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ui/uy; r/d/gi, iêc/iêt.

- Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường); đặt được câu với từ ngữ cho sẵn, điền từ.

- Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Chuyện của cây sồi theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý.

- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về thiê nhiên.

- Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; đặt tên, giới thiệu được bức vẽ với bạn hoặc người thân.

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã).

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Bảng phụ ghi đoạn từ Gió càng lúc đến lao mình tới.

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

- Bài thơ về thiên nhiên đã tìm đọc.

- Bút màu và vật dụng để vẽ cảnh biển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Khởi động

Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về tên gọi và vẻ đẹp của một bãi biển mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về tên và vẻ đẹp của một số bãi biển.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: cảnh gì, ở đâu,…

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới Hừng đông mặt biển lên bảng: Bình minh trên biển là một cảnh vô cùng đẹp. Đối với những người không ở biển, chúng ta chỉ ao ước đến biển để ngắm vẻ đẹp của nó. Nhưng với những người sống ở biển, biển lại là nguồn sống, họ đi làm từ lúc mặt trời mọc lên trên biển đến khi mặt trời chìm xuống dưới biển. Đó là sự lao động vất vả bên cạnh khung cảnh đẹp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài đọc hôm nay: Hừng đông mặt biển.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn mạnh ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của cảnh biển.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: nguy nga, rực rỡ, vút, thon thả, rướn, long lanh, du ngoạn, lai láng, can trường...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau/ nom như một con chim/ đang đỗ sau lái,/ cổ rướn cao/ sắp lên tiếng hót.// Nhìn từ xa,/ giữa cảnh mây nước long lanh,/ mấy chiếc thuyền lưới/ làm ăn nhiều khi vất vả/ nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.//;...

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó:

+ du ngoạn: đi chơi ngắm cảnh.

+ can trường: gan dạ, không sợ nguy hiểm.

+ nguy nga: to lớn, đẹp đẽ và uy nghi – thường dùng để nói về công trình kiến trúc.

+ thon thả: có vẻ thon và đẹp.

+ long lanh: có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ đẹp trong sáng, sinh động.

+ ức: ngực.

+ lai láng: tràn đầy khắp cả, như đâu cũng có.

+ tựa hồ: giống như.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Tìm trong câu văn đầu tiên những từ ngữ tả cảnh hừng đông mặt biển.

+ Câu 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau được so sánh với hình ảnh nào?

+ Câu 3: Đọc đoạn 3 và cho biết những thử thách mà chiếc thuyền đã vượt qua.

+ Câu 4: Câu văn nào nêu đúng nội dung bài?

§ Tất cả đều mời mọc lên đường.

§ Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ.

§ Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

2. Viết

Mục tiêu: Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ui/uy; r/d/gi, iêc/iêt.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe – viết

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nghe đọc đoạn văn (từ Gió càng lúc càng mạnh đến hết), trả lời câu hỏi về nội dung.

- GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: cuộn, lai láng, mênh mông, hụp, nô giỡn, ầm ầm, võ sĩ, ức, mũi,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: gió, giỡn, giơ,...

- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc từng cụm từ để HS nghe và viết vào VBT.

- GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

- GV nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt ui/uy

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm lời giải đố.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nêu kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS viết lời giải đó vào VBT.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt r/d/gi, iêc/iêt

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và các tiếng trong ngoặc đơn.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nêu kết quả trước lớp yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường).

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ bằng cách chọn thẻ màu xanh có lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ trong thẻ màu hồng trong nhóm nhỏ.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Đặt được câu với từ ngữ cho sẵn, điền từ.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở BT 3

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nói trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết 2 – 3 câu vừa đặt vào VBT.

Bước 5: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

Hoạt động 2: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi *

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b.

- GV yêu cầu HS chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi * trong đoạn văn.

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã điền từ.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

5. Kể chuyện (Nghe – kể)

Mục tiêu: Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Chuyện của cây sồi theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. GV giới thiệu thêm: cây sồi là một loại cây lấy gỗ, sống trong rừng.

- GV kể chuyện lần thứ nhất. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS:

+ Chúng ta cùng đoán xem nguồn nước có còn mãi không hay sẽ cạn?

+ Liệu các cây tập trung phát triển thân, cành sẽ thế nào?

+ Liệu sồi con có khẳng định được lời nói của mình là đúng không?

CHUYỆN CỦA CÂY SỒI

1. Ngày xưa, khắp nơi trên mặt đất đều là những khu rừng xanh tốt. Những cái cây trò chuyện với nhau. Nhiều cây non nói:

- Dòng nước ngầm chảy qua rễ mình, mát quá!

Một cây béo ú cất giọng:

- Chúng ta chỉ cần hút nước và tận hưởng, sướng thật!

2. Trong khi đó, một cây sồi bé nhỏ nhất đám im lặng. Cuối cùng nó mới cất tiếng:

- Tớ không nghĩ vậy. Ông tớ bảo chẳng có gì là mãi mãi, sẽ có ngày nguồn nước cạn kiệt. Nếu chỉ biết tận hưởng mà không phát triển bộ rễ mạnh khỏe, chúng ta sẽ sớm chết khô!

- Chết ư? – Cái cây béo tốt cười – Thôi đi ông cụ non, làm gì có chuyện đó.

- Đúng rồi, đúng rồi! – Cả đám cây tán đồng.

Sồi con không còn biết nói gì nữa. Nó đành lủi thủi một mình.

3. Thế là từ đó, trong khi bạn bè tập trung phát triển thân, cành thì sồi con chăm sóc bộ rễ. Không ít lần, sồi con gặp phải những viên đá, những khoảng đất cứng, song nó không hề nản.

4. Bỗng một ngày kia, một trận động đất làm cho nhiều mạch nước ngầm bị tắc. Nguồn nước cạn kiệt, nhiều cây đã lần lượt bị khô héo. Cái cây béo tốt dạo nọ từ từ đổ xuống vì bộ rễ yếu ớt không thể giữ được cái thân to khỏe.

Cách đó không xa, gia đình nhà sồi vẫn đứng vững, xanh tươi dưới trời nắng gắt.

Phỏng theo Hạt giống tâm hồn

- GV yêu cầu HS trao đổi, kết hợp với quan sát tranh minh họa từng đoạn truyện và kiểm tra phán đoán của mình.

- GV yêu cầu HS nghe kể chuyện lần thứ hai kết hợp quan sát từng tranh minh họa để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện

Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, cụm từ gợi ý dưới tranh, tập kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích, giải thích lý do.

- GV yêu cầu HS thảo luận về nội dung câu chuyện: Tập trung vào phát triển nền tảng vững bền trước khi phát triển và thể hiện những điều khác.

Tiết 5, 6

6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc

Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nói về tình cảm với một sự việc

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a.

 

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm nhỏ, dựa vào thẻ từ để tìm ý cho bài nói về tình cảm khi tham gia một ngày hội ở trường bằng kỹ thuật Khăn trải bàn, mỗi bạn thực hiện một ý.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết về tình cảm với một sự việc

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói ở BT 6a vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cá nhân

- GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về thiên nhiên.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã đọc về thiên nhiên

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),...

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),...

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí

Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; đặt tên, giới thiệu được bức vẽ với bạn hoặc người thân.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS vẽ cảnh biển và đặt tên cho bức vẽ.

Bước 3: Hoạt động cả lơớp

- GV mời một số HS giới thiệu về tên bức vẽ và những gì mình đã vẽ trước lớp, yêu cầu cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về tên và vẻ đẹp của một số bãi biển.

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: cảnh gì, ở đâu,… (cảnh bình minh trên biển).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo GV.

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Những từ ngữ trong câu văn đầu tiên tả cảnh hừng đông mặt biển: nguy nga, rực rỡ.

+ Câu 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau được o sánh với hình ảnh một com chim đang đỗ sau lái, cổ ướn cao sắp lên tiếng hót.

+ Câu 3: Những thử thách mà chiếc thuyền đã vượt qua: sóng gió khiến thuyền chồm lên hụp xuống, sóng đập vào mũi thuyền ầm ầm.

+ Câu 4: Câu văn nêu đúng nội dung bài: Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ.

- HS nêu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp.

- HS liên hệ bản thân.

- HS nghe đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.

- HS đánh vần theo GV.

- HS lắng nghe, lưu ý.

- HS nghe – viết.

- HS đổi bài cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b: Giải các câu đố, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần ui hoặc vần uy.

- HS trao đổi nhóm đôi, tìm lời giải đố:

+ Thân tôi bằng sắt

Nổi được trên sông

Chở chú hải quân

Tuần tra trên biển

à Tàu thủy.

+ Sừng sững mà đứng giữa trời

Ai lay chẳng chuyển, ai dời chẳng đi.

à Núi.

- HS nêu kết quả trước lớp.

- HS viết lời giải đó vào VBT.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi *.

- HS đọc đoạn văn và các tiếng trong ngoặc đơn.

- HS thực hiện BT vào VBT:

+ chữ r/d/gi: dầu, rụng, giữa, dầu.

+ vần iêc/iêt: tiết, biếc, thiết.

- Một số HS nêu kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3: Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ.

- HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn thành BT:

+ bảo tồn – gìn giữ, không để các loài vật bị biến mất.

+ tuyệt chủng – hiện tượng các loài vật bị biến mất hoàn toàn trên Trái Đất.

+ bảo vệ môi trường – giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4a: Đặt 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở BT 3.

- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT. VD:

+ Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

+ Khủng long là loài động vật đã tuyệt chủng.

+ Hiện nay, có rất nhiều loài động vật cần được bảo tồn.

- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS viết 2 – 3 câu vừa đặt vào VBT.

- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi *.

- HS chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi * trong đoạn văn:

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

Theo Thạch Lam

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS đọc lại đoạn văn đã điền từ.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện, nghe GV giới thiệu.

- HS lắng nghe, phán đoán.

- HS trao đổi, kết hợp quan sát tranh minh họa từng đoạn truyện và kiểm tra phán đoán của mình.

- HS nghe kể chuyện lần thứ hai kết hợp quan sát từng tranh minh họa để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

- HS quan sát tranh, cụm từ gợi ý dưới tranh, tập kể chuyện trong nhóm nhỏ.

- Một số nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS nói về nhân vật em thích, giải thích lý do.

- HS thảo luận nội dung của câu chuyện.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6a: Nói về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trương dựa vào gợi ý.

- HS thực hiện theo nhóm nhỏ. VD:

+ Tên ngày hội: Ngày hội ẩm thực Việt Nam.

+ Hoạt động: Các trại thi nấu ăn.

+ Âm thanh: Các bài hát về văn hóa, vẻ đẹp Việt Nam.

+ Người: Học sinh, giáo viên toàn trường.

+ Hình ảnh: Hình ảnh các món ăn, các hoạt động nấu ăn.

+ Cảm xúc: Hào hứng, vui.

- Một số nhóm HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói.

- HS viết nội dung vừa nói vào VBT.

- Một số HS đọc bài viết trước lớp.Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1a: Chia sẻ về bài thơ đã đọc.

- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),...

- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),...

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2: Vẽ cảnh biển, đặt tên và giới thiệu bức vẽ với bạn hoặc người thân của em.

- HS vẽ cảnh biển và đặt tên cho bức vẽ.

- Một số HS giới thiệu về tên bức vẽ và những gì mình đã vẽ trước lớp. Cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Hừng đông mặt biển

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Hừng đông mặt biển, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay