Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng chủ biên)
Danh sách các bài:
Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV giới thiệu bài học, đưa ra định nghĩa về truyền thống dân tộc.
- GV cho HS đọc lời bài hát “Hào khí Việt Nam” của nhạc sĩ Vũ Quốc Thắng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
- HS lắng nghe và hiểu định nghĩa về truyền thống dân tộc.
- Câu trả lời của HS về truyền thống dân tộc Việt Nam qua bài hát “Hào khí Việt Nam” và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu bài học, đưa ra định nghĩa về truyền thống dân tộc: Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc tự hào, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó là nền tảng và động lực phát triển cho mỗi người.
- GV cho HS nghe bài hát “Hào khí Việt Nam” (nhạc sĩ Vũ Quốc Thắng), kết hợp đọc lời bài hát (SHS tr.5) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm trong đoạn trích trên những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
https://www.youtube.com/watch?v=wFlu0Ui1dOQ
“Việt Nam ơi, giống hùng thiêng, ngàn năm lưu danh sử sách
Mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân, cùng trăm con, xây cơ đồ.
…
Nhà Nam ta, đất với trời bao la, tuyệt nhiên thiên thư còn đó
Giặc bao phen, khiếp vía chùn tâm can, đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa.
Sông Hát, hồn thiêng ơi, ngàn sau cháu con ghi lòng.
Sóng lớn Bạch Đằng giang ơi, vùi thây bao quân xâm lấn.
Lớp lớp người chung tay, dựng xây gấm son san hà.
Cho nước Việt Nam ta, ngàn đời ngút cao hùng thiêng.”
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu định nghĩa về truyền thống dân tộc.
- HS lắng nghe bài hát “Hào khí Việt Nam” và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam: giống hùng thiêng, nhà Nam ta, đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa, hồn thiêng ơi, dựng xây gấm son sơn hà, ngàn đời ngút cao hùng thiêng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và mời 1 – 2 HS chia sẻ thêm hiểu biết của mình về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua những bài hát, tấm gương anh hùng chống giặc ngoại xâm.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin SHS tr.6 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó.
- GV cùng HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc lần lượt thông tin 1, 2 SHS tr.6. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: · Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1. · Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2. a. Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin trên? b. Hãy chia sẻ về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết. c. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước? - GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thông tin tìm hiểu trên sách, báo, internet,... kể thêm những truyền thống dân tộc và trị của những truyền thống đó. - HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi về 2 thông tin: + Thông tin 1: Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Giá trị của truyền thống: · Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được nhiều thắng lợi, lập nên những kì tích vẻ vang. · Nhờ đó mà chúng ta có được độc lập, tự do, được sống trong đất nước hoà bình và phát triển như ngày nay. + Thông tin 2: Truyền thống hiếu học. Giá trị: · Truyền thống hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống hiếu học tạo nên sức mạnh về trí tuệ, giáo dục và văn minh, đưa đất nước ngày càng tiến bộ và hiện đại. · Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tôn vinh những bậc hiền tài từ xưa đến nay. - GV mời đại diện 2 – 3 HS kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó: truyền thống cần cù lao động, yêu nước, nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo,… - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp: yêu nước, kiên cường; nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình; cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên; tôn sư trọng đạo, hiếu học,… - Giá trị của các truyền thống: + Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc. + Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm: · Nhóm 1: Hình ảnh 1 SHS tr.7. · Nhóm 2: Hình ảnh 2 SHS tr.7. · Nhóm 3: Hình ảnh 3 SHS tr.7. · Nhóm 4: Hình ảnh 4 SHS tr.7. Em hãy mô tả những hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. Những hành động, việc làm đó đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin 1, 2 và trả lời câu hỏi. - HS làm việc nhóm đôi, nêu những việc làm thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về hình ảnh trong SHS tr.7: + Hình ảnh 1: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở hoạt động tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương. + Hình ảnh 2: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện ở việc các thanh niên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ Tổ quốc như tham gia nghĩa vụ quân sự,… + Hình ảnh 3: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở hoạt động cứu hộ những người gặp khó khăn, bị mắc kẹt ở những nơi bị ngập lụt. + Hình ảnh 4: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở hành động tham gia phòng, chống thiên tai của các thanh niên tình nguyện. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày những việc làm thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. + Tìm hiểu về các truyền thống và giá trị truyền thống dân tộc qua những câu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học, hội hoa, qua việc trò chuyện, lắng nghe ông bà, cha mẹ, các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống, các cựu chiến binh,... + Tham quan các bảo tàng nghệ thuật, lịch sử, các triển lãm văn hoá về truyền thống dân tộc. + Tham gia và hỗ trợ hoạt động quảng bá văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. + Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với độ tuổi như chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ tìm hiểu về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc. + Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người lính, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. + Tham gia, tìm hiểu và trân trọng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các ngày lễ kỉ niệm truyền thống của đất nước như ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Gia đình Việt Nam. + ….. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV kết luận về biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. | 2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam - Người Việt Nam luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Lòng tự hào đó được thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ, cảm xúc,… và được biểu hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: + Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. + Tích cực, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất. + Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng. + Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hóa của dân tộc. + Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm: · Nhóm 1, 2 - Trường hợp 1 SHS tr.8: Cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào? · Nhóm 3, 4 - Trường hợp 2 SHS tr.8: Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh. - GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Em học được điều gì việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận theo nhóm, đọc trường hợp 1, 2 và trả lời câu hỏi. - HS làm việc nhóm, nêu bài học rút ra từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về trường hợp trong SHS tr.8: + Trường hợp 1: Cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc đưa những tác phẩm văn học nghệ thuật của đất nước in lên bộ trang phục truyền thống áo dài thướt tha để giúp cho các em học sinh có cái nhìn trực quan hơn về tác phẩm văn học; đồng thời cũng khiến các em càng thêm yêu những giá trị của truyền thống dân tộc. + Trường hợp 2: Bạn Minh đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc cụ thể là truyền thống tôn sư trọng đạo qua việc tích cực tham gia cuộc thi viết về “Truyền thống dân tộc trong đời sống thế hệ trẻ”. Việc làm của bạn Minh có thể sẽ quảng bá, nhân rộng giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo trong bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. - GV mời đại diện các nhóm trình bày bài học rút ra từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh. Từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh trong hai trường hợp trên, mỗi người chúng ta đều cần tìm hiểu, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi và năng lực của mình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV kết luận về biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. | 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam Mỗi người cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc bằng những việc làm cụ thể và phù hợp: - Tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động. - Đoàn kết với mọi người và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Tích cực vận động bạn bè, người thân tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc. |
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
>>>>>CÒN TIẾP
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: