Giáo án sinh học 7 cánh diều

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn sinh học lớp 7 bộ sách " cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều
Giáo án sinh học 7 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 7 cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 24: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dựa vào sơ đồ (mô hình) nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.
  • Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực tự học: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được.
  • Năng lực nhận thức sinh học: phát triển được kĩ năng trình bày được thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước; nhận thức được vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

GIÁO ÁN SINH HỌC 6 CD SOẠN CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Mọi cơ thể sống dù được cấu tạo từ một tế bào hay nhiều tế bào đều chứa nước. Nước cần thiết để vận chuyển chất dinh dưỡng. Nước cần thiết để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxygen đi khắp cơ thể và thải các chất thải ra ngoài. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu nước.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Thiếu nước ở mức độ nhẹ: Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, tăng sự lo lắng, chuột rút, đau khớp, ra mắt trũng, da nhăn nheo.

+ Thiếu nước ở mức độ nặng: sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng và/hoặc nôn...

+ Hậu quả dài hạn của cơ thể thiếu nước: cơ thể bị chấn thương nhiệt, sưng não, động kinh, sốc giảm thể tích, suy thận, hôn mê và tử vong.

- GV dẫn dắt vào bài học: Với những hậu quả nghiêm trọng như đã tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy nước có vai trò cực kì quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Vậy nước có thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất như thế nào, vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT

Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 24.1 – Mô hình cấu trúc của phân tử nước, dựa vào kiến thức đã học ở bài 4 phần II (SGK tr.29) và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước.

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu tính chất của nước.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Nước không có màu, nếu có màu thì màu sắc của nước phụ thuộc vào góc phản xạ và khúc xạ của ánh sáng chiếu đến, với độ dày 10 mét trở lên, màu sắc của nước (hoặc băng) thường sẽ là màu ngọc lam (màu xanh lục nhạt). Độ dày cấu trúc phân tử nước càng tăng thì màu sắc càng mạnh và tối.

+ Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hydro.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.112 để biết Vì sao nhện nước có thể di chuyển trên bề mặt nước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước

- Thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc, có công thức hóa học là H2O.

- Tính chất của nước:

+ Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100°C, đông đặc ở 0°C (nước đá).

+ Nước có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…nhưng không hòa tan được dầu mỡ.

+ Nước có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

 

 

 

 

 

CÁC GIÁO ÁN SINH HỌC 7 CD KHÁC:

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Sự sống trên Trái đất liên quan và phụ thuộc vào nước. Nước là nhân tố quan trọng đối với các cơ thể sống. Sinh vật cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 SGK tr.113 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.

- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 24.2 – Vai trò của nước đối với cơ thể người SGK tr113,  thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sức khỏe, cơ thể người.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt của con người.

- GV lưu ý HS: Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi: trong máu, các cơ bắp, trong xương tủy, phổi… Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.113 để biết vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật và sinh vật cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

- GV kết luận: Sự phân bố của sinh vật trên Trái đất phụ thuộc vào nguồn nước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

- Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật:

+ Nước cho ánh sáng chiếu qua nên quá trình quang hợp có thể diễn ra ở sinh vật có khả năng quang hợp sống trong nước.

+ Là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.

+ Là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô.

+ Giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Kết quả Phiếu học tập số 1

- Vai trò của nước đối với sức khỏe, cơ thể người:

+ Nước tạo ra nước bọt.

+ Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt.

+ Nước giúp thải chất thải của cơ thể.

+ Nước là thành phần chính tạo nên môi trường trong cơ thể.

+ Nước cần cho tuyến nội tiết để tạo hormone.

+ Nước tham gia chuyển hóa thức ăn thành các chất cần thiết cho tiêu hóa.

+ Nước điều chỉnh thân nhiệt.

+ Nước là thành phần chính của máu. Máu giúp vận chuyển khí oxygen và các chất đi khắp cơ thể.

- Vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt của con người:

+ Là nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội từ nông nghiệp, công nghiệp, đến du lịch.

+ Phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước.

CÁC TÀI LIỆU SINH HỌC 8 CHẤT LƯỢNG:

  1. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các chất chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vai trò của các chất chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK tr.113 và trả lời câu hỏi:

+ Chất dinh dưỡng là gì?

+ Chất dinh dưỡng gồm những loại nào?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà em biết.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 24.3 SGK tr.114 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. Lấy ví dụ cụ thể.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ về những bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ở động vật và thực vật.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Tìm hiểu thêm SGK tr.114 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân gây bệnh bướu cổ ở người.

- GV mở rộng kiến thức: Tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ở người là:

+ Thiếu chất đạm: suy dinh dưỡng, còi xương,...

+ Thiếu i-ốt: cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bệnh bướu cổ,...

+ Thiếu vi-ta-min D: bị còi xương,...

+ Thiếu vi-ta-min A: bệnh quáng gà, khô mắt,..

- GV chốt lại nội dung bài học, hướng dẫn HS đọc nội dung trong ô biểu tượng chìa khóa SGK tr.114. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tìm hiểu vai trò của các chất chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

- Chất dinh dưỡng gồm hai loại :

+ Nhóm chất cung cấp năng lượng: carbohydrat (tinh bột, đường, chất xơ,…), protein (chất đạm), lipid (chất béo).

+ Nhóm chất không cung cấp năng lượng: chất khoáng, nước, vitamin.

- Tên một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: cá hồi, cải xoăn,  tảo biển, tỏi, động vật giáp xác, khoai tây, gan, cá mòi, quả việt quất, lòng đỏ trứng, socola đen.

- Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật:

+ Nhóm chất cung cấp năng lượng:

·        Carbohydrat: cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và các mô.

·        Protein: tham gia cung cấp năng lượng, là nguyên liệu xây dựng tế bào, tham gia điều hòa hoạt động sống,…

·        Lipid: cung cấp và dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc màng tế bào.

+ Nhóm chất không cung cấp năng lượng:

·        Chất khoáng: là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

·        Nước: tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

·        Vitamin: là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bảo vệ tế bào và cơ thể.

- Ví dụ cụ thể về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật : Protein trong chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng đối với người tập gym. Là thành phần chính của mô cơ, vai trò của các chất dinh dưỡng như protein giúp hình thành nhiều sợi cơ mới và phục hồi các mô cơ bị tổn thương sau khi luyện tập.

- Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bướu cổ là do sự thiếu hụt i-ốt trong cơ thể.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS:

Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì:

  1. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  2. Nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
  3. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  4. Nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 2. Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào sau đây?

  • Sốt cao.
  • Đi dạo
  • Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.
  • Ngồi xem phim.
  • Nôn mửa và tiêu chảy.
  1. (1), (3), (5).
  2. (1), (2), (3).
  3. (1), (3), (4).
  4. (2), (4), (5).

Câu 3. Đâu không phải là tính chất của nước?

  1. Là chất lỏng.
  2. Không màu, không mùi, không vị.
  3. Hòa tan được dầu, mỡ.
  4. Có thể tác dụng được với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

Câu 4. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể?

  1. 50%.
  2. 70%.
  3. 90%.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 5. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống chúng ta vì:

  1. Nhiệt dung riêng cao.
  2. Liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  3. Nhiệt bay hơi cao.
  4. Tính phân cực.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án B.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án C.

Câu 4. Đáp án B.

Câu 5. Đáp án D.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Câu 1. Em hãy giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước?

Câu 2. Hãy tìm hiểu và nêu một số loại thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh bướu cổ.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Tế bào thực vật chứa khoảng 70% là nước. Tế bào thực vật khi có đủ nước sẽ cứng và chắc lại. Ngược lại, khi thiếu nước, tế bào sẽ không duy trì được hình dạng, mất sức trương nước dẫn đến hiện tượng cây bị héo.

Câu 2. Để phòng tránh bị bệnh bướu cổ, nên bổ sung các loại thức ăn có chứa iot trong bữa ăn hằng ngày như trứng gà, rau cần, tảo bẹ, cá biển,....

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

- Phiếu học tập số 1.

 

Phiếu học tập số 1:

Trường THCS:............

Lớp:..............................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sức khỏe, cơ thể người.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Trường THCS:............

Lớp:..............................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt của con người.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Giáo án sinh học 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 7 sách mới, giáo án lớp sinh học 7 cánh diều , giáo án sinh học 7 sách cánh diều , giáo án sinh học lớp 7 Cánh diều trọn bộ

Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay