Phiếu trắc nghiệm Toán 4 cánh diều Bài 35: Luyện tập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 35: Luyện tập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 35. LUYỆN TẬP

 

  1. TRẮC NGHIỆM

  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Chọn đáp án đúng?

  1. Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi trừ kết quả với nhau
  2. Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng kết quả với nhau
  3. Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng kết quả với nhau
  4. Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi nhân kết quả với nhau

 

Câu 2: Chọn đáp án đúng?

  1. Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với ố đó rồi nhân các kết quả lại với nhau
  2. Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với ố đó rồi trừ các kết quả lại với nhau
  3. Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với ố đó rồi cộng các kết quả lại với nhau
  4. Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với ố đó rồi cộng các kết quả lại với nhau

Câu 3: Chọn đáp án đúng?

  1. Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau
  2. Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau
  3. Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi nhân hai kết quả cho nhau
  4. Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi chia hai kết quả cho nhau

 

Câu 4: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân … với số đó, rồi …. cho nhau? Điền vào chỗ chấm

  1. Tổng; Nhân hai kết quả
  2. Tổng; Trừ hai kết quả
  3. Số bị trừ và số trừ; Cộng hai kết quả
  4. Số bị trừ và số trừ; Trừ hai kết quả

 

Câu 5: Cho a x (b + c) =…. Điền vào chỗ chấm

  1. a x b + c
  2. a x b + a x c
  3. a : b + a : c
  4. a x b + a : c

         

Câu 6: Cho …. = a x b – a x c. Điền vào chỗ chấm

  1. A. a : (b - c)
  2. a x (b - c)
  3. a x b + a x c
  4. a x b – b x c

 

Câu 7: Chọn đáp án đúng cho phép tính sau

192 x 12 – 12 x 77 = …

  1. 12 x (192 – 77)
  2. 12 x (192 + 77)
  3. 12 + (192 x 77)
  4. 12 : (192 + 77)

Câu 8: Điền dấu vào chỗ chấm?

125 x 55 + 155 x 55 … 55 x (125 + 155)

  1. >
  2. =
  3. <
  4. Không so sánh được

 

Câu 9: Tính chất giao hoán của phép nhân là?

  1. Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó sẽ thay đổi thành thương
  2. Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó thay đổi thành hiệu
  3. Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó thay đổi thành tổng
  4. Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi

 

Câu 10: Tính chất kết hợp của phép nhân là?

  1. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích hai số thứ hai và thứ ba
  2. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích hai số thứ hai và thứ nhất
  3. a x b = b : a + b
  4. a x b + c = (a x c) : b

 

Câu 11: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

9 x (5 + 10) =…

  1. 235
  2. 135
  3. 335
  4. 445

 

Câu 12: Tính 5 x (4 + 3) =…

  1. 35
  2. 20
  3. 25
  4. 15

 

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Cho biểu thức sau, tìm đáp án có kết quả bằng biểu thức đã cho?

17 x 3990

  1. 17 x (3000 – 999)
  2. 17 x (3000 + 990)
  3. 17 x 3000 + 990
  4. 17 x 3000 - 990

 

Câu 2: Tính bằng cách thuần tiện nhất?

211 x 99 – 72 x 211

  1. 211 + (99 x 72) = 211 x 27 = 5697
  2. 211 x (99 – 72) = 211 + 27 = 5697
  3. 211 x (99 + 72) = 211 x 27 = 5697
  4. 211 x (99 – 72) = 211 x 27 = 5697

 

Câu 3: Cho bảng sau, tính giá trị của a và b?

m

n

m x (n +12)

11

b

187

a

7

95

  1. a = 5; b = 5
  2. a = 4; b = 5
  3. a = 5; b = 4
  4. a = 4; b = 4

 

Câu 4: So sánh hai biểu thức sau

A = 150 x (99 – 1) và B = 150 x 99 - 150

  1. A > B
  2. A = B
  3. A < B
  4. Không so sánh được

 

Câu 5: Viết tích sau thành 1 tổng?

1 x 199

  1. 1 x 199 + 1 x 199 + …
  2. 1 + 199
  3. 1 + 1 + 1 + …. + 1; (Có 199 số 1 cộng với nhau)
  4. 199 + 199 + 199 + …. + 199; (Có 199 số 199)

 

Câu 6: Một người buổi sáng nào cũng chạy 5km từ 5h sáng đến 6h sáng. Vậy trong tháng 3 người đó sẽ chạy được bao nhiêu km?

  1. 155km
  2. 150km
  3. 5km
  4. 160km

 

Câu 7: Tính thuận tiện nhất

144 x 7 – 14 x 7

  1. (14 – 7) x 144 = 1008
  2. (144 – 7) x 14
  3. (144 – 14) x 7 = 130 x 7 = 910
  4. 144 x 14 : 7

 

  1. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Viết lại công thức sau thành biểu thức?

(a + b) x n

  1. (a + b) + (a + b) + … + (a + b), (Có n tổng (a + b)).
  2. (a + b) x (a + b) x … x (a + b), (Có n tổng (a + b)).
  3. (a x + b x n) + (a x n + b x n) + … + (a x n + b x n)
  4. (a x + b x n) x (a x n + b x n) x … x (a x n + b x n)

 

Câu 2: Khối lớp Bốn có 318 học sinh, mỗi học sinh mua 11 quyển vở. Khối lớp Năm có 297 học sinh, mỗi học sinh mua 12 quyển vở. Hỏi cả hai khối lớp đó mua tất cả bao nhiêu quyển vở ?

  1. 7206 quyển
  2. 7620 quyển
  3. 7062 quyển
  4. 7602 quyển

 

Câu 3: Một cuộc khảo sát trên diện rộng diễn ra vào năm nào đó ở trên tỉnh A. Sau đó, theo báo cáo có kết quả như sau, tỉnh có 12 quận huyện, mỗi quận huyện có trung bình 13 xã. Mỗi năm mỗi xã sản xuất được khoảng 120 tấn gạo. Vậy, tổng số gạo mà tỉnh A đó sản xuất được trong 1 năm là?

  1. 18 720 tấn gạo
  2. 18 770 tấn gạo
  3. 18 820 tấn gạo
  4. 18 920 tấn gạo

 

Câu 4: Một công nhân trong một giờ đầu mỗi giờ làm được 35 sản phẩm, 3 giờ sau công nhân đó mỗi giờ sản xuất được 65 sản phẩm. Hỏi trong 5 giờ người công nhân đã sản xuất được tất cả bao nhiêu sản phẩm?

  1. 360
  2. 445
  3. 355
  4. 335

Câu 5: Có hai rổ cam, nếu thêm vào rổ thứ nhất 4 quả thì sau đó số cam ở hai rổ bằng nhau, nếu thêm 24 quả cam vào rổ thứ nhất thì sau đó số cam ở rổ thứ nhất gấp 3 lần số cam ở rổ thứ hai. Hỏi lúc đầu mỗi rổ có bao nhiêu quả cam?

  1. 4 quả và 6 quả
  2. 6 quả và 10 quả
  3. 8 quả và 10 quả
  4. 2 quả và 6 quả

 

Câu 6: Tìm hai số khi biết hiệu hai số đó bằng 10 và tích hai số đó bằng 144?

  1. Hai số đó là 7 và 17
  2. Hai số đó là 12 và 12
  3. Hai số đó là 8 và 18
  4. Hai số đó là 6 và 24

 

Câu 7: Một tên tham lam gặp một con quỷ ở cạnh chiếc cầu. Tên này than phiền với con quỷ về nỗi nghèo khó của mình. Con quỷ nói rằng “Tôi sẽ giúp anh, cứ mỗi lần anh đi ngang cầu thì số tiền của anh sẽ tăng gấp đôi, nhưng ngay sau đó anh phải trả cho tôi 24 xu. Anh bằng lòng chứ?”

Tên tham lam bằng lòng như thế. Sau khi qua cầu ba lần thì số tiền trong túi của tên tham lam không còn xu nào.

Hỏi lúc đầu tên tham lam có bao nhiêu tiền?

  1. 41
  2. 51
  3. 31
  4. 21

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Một vườn hoa hình chữ nhật. Ở chính giữa là một đài phun nước có nền hình vuông, có các cạnh song song với các cạnh của hình chữ nhật và các cạnh dài của vườn hoa là 14m; cách cạnh ngắn của vườn hoa là 28m. Diện tích còn lại của vườn hoa là 2408m2. Tính diện tích đài phun nước?

  1. 2798m2
  2. 2789m2
  3. 2879m2
  4. 2987m2

 

Câu 2: 5 công nhân đắp 3 ngày, mỗi ngày làm 8 giờ thì đắp được 24m đường. Hỏi 7 công nhân đắp 4 ngày, mỗi ngày làm 10 giờ thì đắp được bao nhiêu mét đường?

  1. 53m
  2. 54m
  3. 55m
  4. 56m

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm toán 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm toán 4 cánh diều, trắc nghiệm toán 4 cánh diều Bài 35: Luyện tập

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm toán 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net