Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1 Đọc 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN

(TÙY BÚT, TẢN VĂN)

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 9 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1:

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Phát triển năng lực tự chủ và tự họcnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc, phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh.
  • Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học, phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức , đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
  • Giải thích được nghĩa của từ.
  • Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  • Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa).
  • Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói, nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thuyết trình biết cách đặt câu hỏi về những điều cần làm rõ.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  • Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tùy bút.
  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh có liên quan đến VB.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Bạn biết gì về thành phố Huế? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Bạn biết gì về thành phố Huế? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Có người từng nói "Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mang theo". Với một dòng sông để thương để nhớ của mỗi con người lại rất khác nhau. Nếu Văn Cao gắn liền với sông Lô, Hoàng Cầm là nỗi nhớ Sông Đuống thì Hoàng Phủ Ngọc Tường là nỗi nhớ sông Hương đã đi vào trái tim người đọc với tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của thể tùy bút.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của thể loại tùy bút

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·     Trình bày đặc trưng thể loại của thể tùy bút?

·     Yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong tản văn, tùy bút là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng đoạn văn số 2 và đoạn văn số 4.

 GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu trả lời câu hỏi sau đây:

·     Nêu một số nét cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và xuất xứ của văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

·     Xác định bố cục của văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

·      Nêu thể loại, đề tài, chủ đề của văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Đặc trưng của thể tùy bút và yếu tố tự sự, trữ tình trong tùy bút, tản văn.

a) Đặc trưng thể tùy bút

Khái niệm: là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cơ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

- Ngôn ngữ tùy bút giàu chất thơ.

- Sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả.

b) Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong tản văn, tùy bút

Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn: là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

2. Đọc văn bản

a. Tác giả và xuất xứ văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

* Tác giả:

- Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.

- Quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Ông là một nhà văn, đồng thời cùng là một nhà văn hóa và có sự gắn bó sâu sắc với Huế.

- Ông có sở trường về tùy bút – bút kí.

- Các tác phẩm chính của ông: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971), “Rất nhiều ánh lửa” (1979), “Ngọn núi ảo ảnh” (1999)…

- Phong cách sáng tác: trữ tình, trí tuệ, kết hợp nhiều kiến thức của nhiều lĩnh vực (âm nhạc, thi ca, lịch sử, …), vừa trữ tình, lãng mạn, vừa thâm trầm, triết lý đồng thời cũng rất độc đáo, tài hoa.

*Xuất xứ văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế năm 1981, in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.

- Bài kí lấy bút kí lấy cảm hứng mãnh liệt từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế.

b. Bố cục của văn bản

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương.

+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

c. Đề tài, chủ đề của văn bản

- Thể loại: tùy bút.

- Đề tài: dòng sông quê hương (sông Hương).

- Chủ đề: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông Hương, nhận biết được yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện những yêu cầu sau:

Nhóm 1: Theo em, con sông Hương được miêu tả dưới những góc độ nào? Tìm 2 - 3 chi tiết trong văn bản để chứng minh.

Nhóm 2: Tìm một số chi tiết thể hiện chất tự sự và chất trữ tình trong văn bản? Nêu cảm nghĩ về những chi tiết ấy?

Nhóm 3: Nhận xét vẻ đẹp của con sông Hương và tình cảm, cảm xúc nhà văn gửi gắm qua văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v

II. Khám phá văn bản

1. Những chi tiết miêu tả con sông Hương theo các góc độ khác nhau:

*Góc độ địa lý: miêu tả thông qua thủy trình của dòng sông Hương từ thượng nguồn đến khi vào trong lòng thành phố Huế và cuối cùng là đổ ra biển.

- “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy vào như cơn lốc vào những đáy vực…”

- “Nhưng ngay từ đầu, vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương…đã vòng những khúc quanh đột ngột… Từ ngã ba tuần, sông Hương theo hướng Bắc Nam qua điện Hòn chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán…”

*Góc độ lịch sử: sông Hương như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến biết bao thăng trầm của dân tộc Việt Nam.

- “Sông Hương... là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”.

- “Khi nghe lời gọi, nó tự hiến đơi fminhf như một chiến công…”

*Góc độ thi ca: sông Hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ.

 

-----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1 Đọc 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay