Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN, TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 3 phút.
- Phiếu khảo sát:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành phiếu khảo sát.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về phiếu khảo sát.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV dẫn vào bài: Trong đời sống xã hội, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều vấn đề diễn ra với những mặt trái . Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập về bài nói và nghe với chủ đề “Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật” để biết thêm thật nhiểu những tác phẩm mới nhé!
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói và nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lựa chọn đề tài Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, theo dõi SGK và xác định đề tài nói. - HS chọn một trong xác đề tài mà đề bài gợi ý: Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: “Vấn đề đời sống mà bạn quan tâm Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau: + Học sinh cấp Trung học phổ thông nên đọc những loại sách nào? + Kĩ năng sống là gì, vì sao bạn cần phải rèn luyện kĩ năng sống? + Sự độ lượng và sự dễ dãi trong tình bạn có gì khác nhau? +Các ý kiến tư vấn của phụ huynh, người thân, bạn bè về hướng nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Hãy chọn một trong các vấn đề nêu trên, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận, tranh luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm ý và lập dàn ý Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiến hành tìm ý và lập dàn ý cho bài thảo luận. + Tìm ý: các ý kiến đưa ra thảo luận cần gãy gọn, hình dung rõ được khả năng phản ứng (đồng tình/phản đối) của các thành viên tham gia thảo luận/ tranh luận. + Lập dàn ý: cần thực hiện một cách gọn nhẹ, linh hoạt, là sắp xếp ý cho việc trình bày một luận điểm cụ thể, có lí lẽ, bằng chứng, trích dẫn khi cần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận cặp đôi và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | 1. Lựa chọn đề tài - Vấn đề được chọn làm đề tài tranh luận, thảo luận phải thuộc phạm vi mà HS thực sự hiểu biết, quan tâm để chuẩn bị bài thảo luận và nội dung tranh luận cho phù hợp, thuận lợi.
II. Tìm ý và lập dàn ý - Một số câu hỏi gợi ý khi chuẩn bị nội dung để thảo luận, tranh luận: + Các ý kiến về vấn đề đó khác nhau như thế nào? + Tại sao có những điểm khác nhau đó? + Căn cứ nào để tôi khẳng định ý kiến hoặc bác bỏ các ý kiến khác? + Trong quá trình thảo luận, tranh luận, tôi cần tích cực tương tác trong vai trò người nói / người nghe như thế nào?... |
Hoạt động 2: Thực hành thảo luận/ tranh luận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh chuẩn bị bài nói với đề tài đã lựa chọn. - GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm, thống nhất hình thức của bài nói là thảo luận hay tranh luận. + Nếu là hoạt động thảo luận, chủ yếu là xem xét vấn đề từ nhiều phía, lắng nghe ý kiến của các thành viên, nhằm mang lại cho mọi người nhận thức chung, sáng rõ, đầy đủ, sâu sắc về vấn đề. + Nếu là hoạt động tranh luận: cần dựa trên những ý kiến khác biệt, nhằm cho thấy tính đa dạng, phúc tạp của vấn đề, tránh cho mọi người cách hiểu, nhận thức đơn giản, dễ dãi, xuôi chiều, một phía. - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS tiến hành thảo luận/ tranh luận. - 2 nhóm lần lượt đưa ra ý kiến, mỗi thành viên được tối đã 3 phút để đưa ra ý kiến. - GV yêu cầu HS nhóm còn lại lắng nghe, chuẩn bị phần ý kiến phản hồi. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Thảo luận/ tranh luận * Nguyên tắc khi tham gia thảo luận/ tranh luận: - Chấp hành sự phân công của người điều hành (thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được phép phát biểu). - Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến, thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần. - Thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác