Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy chia sẻ những biện pháp tu từ bạn thường gặp trong văn học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Một số biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liệt kê…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập về Biện pháp tu từ đối: đặc điểm và tác dụng để biết cách sử dụng thật tốt và hiệu quả biện pháp này cũng như hiểu được tác dụng của nó trong các tác phẩm nghệ thuật nhé!
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Lý thuyết về biện pháp tu từ đối Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về Biện pháp tu từ đối: đặc điểm và tác dụng và hoàn thành những yêu cầu sau: · Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm: “Đối là biện pháp tư từ đặt những ………… có âm thanh và ý nghĩa ………… vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về nghĩa, đồng thơi làm nên ………… cho câu thơ, câu văn”. · Liệt kê những tác dụng của biện pháp tu từ đối khi sử dụng trong văn thơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Biện pháp tu từ đối 1. Khái niệm - Đối là biện pháp tư từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về nghĩa, đồng thơi làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn. 2. Tác dụng - Tạo nên sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu. - Tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. - Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát.
|
Nhiệm vụ 1: Luyện tập về biện pháp tu từ đối.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:
Bài 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:
a.
Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c.
Nhẹ như bắc nặng như chì,
Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Bài 2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.
Bài 3. Theo bạn, cách sử dụng biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau?
a.
Lại như những thói người ta,
Với hương dưới đất bé hoa cuối mùa
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Tình duyên ấy hợp tan này,
Bị hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
(Nguyễn Du, Độc “Tiểu Thanh kí”)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
- Gợi ý trả lời:
Bài 1:
a.
Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ tám chữ: các từ trong hai về “dầu chong trắng đĩa” và “lệ tràn thấm khăn” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, tương đồng về từ loại (dầu – lệ, chong – tràn, trắng – thấm, đĩa – khăn), trái nhau về thanh điệu bằng (ví dụ: đĩa: trắc; khăn: bằng).
- Biện pháp này có tác dụng tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, đồng thời giúp miêu tả tâm trạng thao thức, dằn vặt của nhân vật Thuý Kiều một cách cô đúc, nổi bật và gợi cảm.
Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ tám chữ: các từ ngữ trong hai vế “người ngoài cười nụ” và “người trong khóc thầm” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (người ngoài – người trong, cười nụ – khóc thầm), trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (cười nụ: bằng - trắc; khóc thầm: trắc – bằng).
- Biện pháp này có tác dụng vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ vừa thể hiện một cách cô đọng, hàm súc sự trái ngược, tương phản giữa trạng thái bề ngoài và tâm trạng bên trong của Thúc Sinh cũng như của Thuý Kiều.
c.
Nhẹ như bắc nặng như chì,
Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ sáu chữ: các từ trong hai vế “nhẹ như bấc” và “nặng như chì” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (nhẹ – nặng, bấc – chì), trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (bấc: trắc, chì: bằng).
- Biện pháp này có tác dụng vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ vừa thể hiện một cách cô đọng, hàm súc sự tương phản giữa hai hình ảnh ví von, hai trạng thái bối rối và sự ràng buộc mà người trong cuộc khó lòng thoát khỏi được.
Bài 2:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác