Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm, tham gia trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”, chuyển giao dụng cụ học tập là chiếc chuông bấm để bàn để các nhóm giành quyền trả lời.
- GV chiếu một đoạn ngữ liệu, yêu cầu HS tìm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đoạn văn đó.
- Đội nào trả lời nhanh hơn thì giành chiến thắng.
- Đoạn ngữ liệu:
Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người(1) thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến.
Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mất nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ.
Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên:
- A a a... Anh Tràng ! Anh Tràng đã về chúng mày ơi !
- Anh Tràng ơi bế em mấy...
- Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?
- Anh Tràng ơi !...
Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch.
Cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một lúc.
Nhưng độ này thì trẻ con không đứa nào buồn ra đón Tràng nữa, chúng nó ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Trong bóng chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàng(3) vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng, chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn.
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.
Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:
- Anh Tràng ơi ! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa
- Chông vợ hài.
Tràng bật cười:
- Bố ranh !
Trích Vợ nhặt – Kim Lân
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nếu nhóm trả lời sai thì ngay lập tức dành quyền trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gợi mở đáp án:
+ Ngôn ngữ nói là những câu đối thoại của nhân vật trong đoạn ngữ liệu.
+ Ngôn ngữ viết là lời kể chuyện của nhà văn.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ viết để củng cố kĩ năng viết văn được tốt hơn, tránh viết văn theo lối khẩu ngữ, khô khan.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Đặc điểm của ngôn ngữ viết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc phần Tri thức ngữ văn về đặc điểm của ngôn ngữ viết làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày những kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ viết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Đặc điểm của ngôn ngữ viết – Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ; còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau: + Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. + Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương. + Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. + Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,.... – Lưu ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như trường hợp thuyết trình một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong các trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ làm tăng hiệu quả biểu đạt. |
Nhiệm vụ 1: Luyện tập về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thiệnn những bài tập sau:
Bài 1: Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau:
Các phương tiện/yếu tố | Ngôn ngữ viết | Ngôn ngữ nói |
Phương tiện thể hiện |
|
|
Từ ngữ |
|
|
Câu |
|
|
Phương tiện kết hợp |
|
|
----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác