Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm với số lượng thành viên tương đương nhau để tham gia trò chơi “Giải câu đố”. Các nhóm cần tìm ra từ ngữ phù hợp được mô tả trong mỗi câu đố.
- GV chuyển giao dụng cụ học tập là chiếc chuông bấm để bàn, yêu cầu mỗi nhóm cử ra 1 HS đại diện lên bấm chuông giành quyền trả lời.
- Sau 2 phút suy nghĩ cho mỗi câu đố, GV sẽ ra tín hiệu để các nhóm sẽ bấm chuông giành quyền trả lời. Nhóm giành quyền trả lời nhanh nhất mà đưa ra đáp án sai, 3 nhóm còn lại có cơ hội tiếp tục cho đến khi đưa ra đáp án đúng.
- GV đưa ra những câu đố sau:
STT | Câu đố |
1 | Không huyền, là vị của hạt tiêu |
2 | Bà già thì thích |
3 | Tôi là con vật đồng xanh |
4 | Phần đất ở trước hiên nhà Là chữ gì? |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án sau khi đã giành được quyền trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nếu đáp án sai, tiếp tục giành quyền trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV đưa ra đáp án:
STT | Câu đố | Đáp án |
1 | Không huyền, là vị của hạt tiêu | Là chữ cay, cày, cà |
2 | Bà già thì thích | Chữ trầu, trâu, râu, rau. |
3 | Tôi là con vật đồng xanh | Chữ trâu, âu. |
4 | Phần đất ở trước hiên nhà Là chữ gì? | Chữ sân, sần, ân. |
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về cách giải thích nghĩa của từ, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày những kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
| I. Lý thuyết 1. Cách giải thích nghĩa của từ - Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người. - Cách giải thích nghĩa của từ: + Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ, chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có). Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ) từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật. + Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Ví dụ: Đẫy đà: to, béo mập => từ đồng nghĩa. + Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn, trẻ trung. - Khi giải thích nghĩa của từ cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. + Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu của từ Ví dụ: Chân của tôi bị thương sau chuyến leo núi hôm qua. + Nghĩa chuyển: nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ: Messi là chân sút xuất sắc nhất giải đấu World Cup 2022. |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác