Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 2: ĐỘC “TIỂU THANH KÍ”
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Bạn hiểu thế nào là “tri âm” và biết thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nào nói về chuyện “tri âm”? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Tri âm vốn là một từ ghép tiếng Hán được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt. Trong đó, từ “tri” có nghĩa là biết, còn từ “âm” mang nghĩa là âm điệu. Ban đầu, từ “tri âm” được hiểu với nghĩa ám chỉ ai đó biết thưởng thức âm nhạc, biết lắng nghe những giai điệu của ca từ. Qua thời gian phát triển của ngôn ngữ, “tri âm” hiện nay được biết đến nhiều hơn theo nghĩa là những người bạn bè thấu hiểu nhau. Người bạn “tri âm” chính là người biết rõ tính cách, cảm xúc của bạn mà chẳng cần bạn phải nói ra. Họ hiểu bạn luôn ở bên và sẵn sàng giúp đỡ bạn, tiếp thêm cho bạn sức mạnh, sự lạc quan để bạn vượt qua khó khăn. Hơn thế, những người bạn “tri âm” thực thụ sẽ luôn biết tôn trọng bạn, biết quan tâm đến bạn. Họ luôn mong muốn bạn thành công trong công việc và hạnh phúc trong chuyện tình cảm. Có thể nói “tri âm” là người bạn có thể đặt niềm tin để chia sẻ bất cứ khó khăn gì, họ là điểm tựa vững chãi cho bạn sau những thất bại mà bạn gặp. “Tri âm” là thứ tình cảm vô cùng đặc biệt, họ có thể không phải bạn đời hay người thân của bạn, nhưng luôn đem đến cảm giác thoải mái mỗi khi bạn ở gần họ. Thế nhưng, dù xã hội có muôn vạn người thì không phải ai cũng dễ dàng tìm thấy được tri âm của đời mình.
+ Câu chuyện về “tri âm”: Bá Nha và Tử Kỳ.
Tương truyền một năm nọ, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường trở về đến sông Hán, gặp đêm trung thu trăng thanh gió mát, ông lệnh cho quân lính dừng thuyền uống rượu thưởng nguyệt. Cao hứng mang đàn ra gảy nhưng bản đàn chưa dứt đã bị đứt dây. Nào ngờ nơi núi cao sông dài này dường như có người biết nghe đàn, lại cũng ngờ thích khách, Bá Nha truyền quân lên bờ đi tìm thì vừa hay có tiếng chàng trai nói vọng xuống, rằng mình là một tiều phu, thấy khúc đàn hay quá nên dừng chân nghe. Bá Nha có ý nghi hoặc sao một người đốn củi lại biết nghe đàn, nhưng khi chàng trai đối đáp trôi chảy, thậm chí biết rõ bản đàn Bá Nha vừa gảy thì ông không còn mảy may ngờ vực nữa, bèn mời xuống thuyền đàm đạo. Trên thuyền, Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực. Chàng trai trẻ đó chính là Tử Kỳ (Chung Tử Kỳ), một danh sĩ ẩn dật, đốn củi bến sông để được sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, thấu cảm ngón đàn cũng là tấm chân tình của mình, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ rời non cao rừng thẳm về kinh cùng mình để sớm hôm đàm đạo và vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì việc hiếu. Quan sự không thể chần chừ, Bá Nha đành phải xuôi thuyền về kinh, không quên hẹn Tử Kỳ tại chốn này một ngày nọ ông sẽ trở lại đón cả gia quyến Tử Kỳ về với mình. Mùa thu năm sau Bá Nha trở lại bến sông xưa, nhưng không còn gặp được Tử Kỳ vì Tử Kỳ đã mất trong một cơn bạo bệnh. Tương truyền, trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí” để thấy được ngoài Truyện Kiều, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du còn có rất nhiều những tác phẩm hay và độc đáo.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện câu hỏi: · Trình bày xuất xứ và bố cục của văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí”. · Giải thích ý nghĩa nhan đề Độc “Tiểu Thanh Kí”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Xuất xứ và bố cục: - Bài thơ được Nguyễn Du viết khi đi xứ ở Trung Quốc, chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh cụ thể nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra. - Độc “Tiểu Thanh kí" là bài cuối cùng trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du. - Bố cục: + Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ. + Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh. + Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh. + Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình. 2. Nhan đề - Độc: đọc. - Tiểu Thanh kí: truyện viết về nàng Tiểu Thanh. Phùng Tiểu Thanh, người thời Minh (Trung Quốc), xinh đẹp, thông minh, giỏi cầm – kì – thi – hoạ. Năm mười sáu tuổi, nàng phải làm vợ lẽ cho công tử họ Phùng. Vợ cả tính hay ghen, cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ (Hàng Châu). Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới mười tám tuổi. Sau khi nàng chết, vợ cả còn tìm thơ của nàng đốt đi, may còn lại một ít người đời sau in lại, gọi là Phần dư tập (hay Phần di cảo). |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: · Chủ thể trữ tình và tác giả ở tác phẩm này có phải là một? Căn cứ vào các chi tiết nào trong văn bản để bạn xác định như vậy? · Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với số phận của nàng Tiểu Thanh (chú ý từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... trong sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ). · Hãy chỉ ra mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối. Từ đó, bạn hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Vận dụng được kinh nghiệm sống và hiểu biết để nhận xét, đánh giá VB văn học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: · Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ. Từ việc đọc hiểu bài thơ trên, bạn rút ra được lưu ý gì khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau: Hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật dung của văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra Kết luận. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung 1. Chủ thể trữ tình và tác giả - Chủ thể trữ tình: ngã/ ta. - Căn cứ nhận biết chủ thể trữ tình: Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ngã/ ta ở dòng thơ thứ sáu: Phong vận kì oan ngã tự cư: Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhà. Từ đây, đọc ngược lên các dòng thơ trước, hoàn toàn có thể hiểu rằng chủ thể của tất cả các dòng thơ 2, 3, 4, 5 cũng chính là ngã/ ta, được ẩn đi. Bản dịch nghĩa trong SGK đã cho thấy điều này: Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi, (Chỉ mình ta) thương nàng trước cửa sổ qua một tập sách giấy mỏng. Son phấn có thần, khiến (ta) xót thương nàng sau khi nàng đã chết, Văn chương không có số mệnh tốt, khiến (ta) khổ luy vì tập thơ bị đốt dở. Những mối hận cổ kim, (ta) khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. - Tác giả: Tố Như, tức là Nguyễn Du (dựa vào hai dòng thơ: Bất tri tam bách dự niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như. Không biết hơn ba trăm năm sau,/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như). => Có thể xem chủ thể trữ tình (ngã/ ta) và tác giả của bài thơ (Nguyễn Du) là một. Vì: ta hay Tố Như /Nguyễn Du là một. 2. Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với số phận của nàng Tiểu Thanh - GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 8. 3. Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối - Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mon, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. - Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế. Tố Như là tên chữ của Nguyễn Du. Nói “khóc cho Tố Như” (khấp Tố Như) tức là nói tri âm tri kỉ với Tố Như, hiểu nỗi lòng Tố Như, thương xót cho Tố Như như Tố Như thương xót cho Tiểu Thanh. - Mối liên hệ giữa sáu dòng thơ đầu với hai dòng thơ cuối của VB thoạt nhìn có vẻ như có sự đứt gãy, nhưng xem xét kĩ sẽ thấy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Đó là mối quan hệ tiếp nối tự nhiên theo logic liên tưởng tương đồng. Tác giả “trông người lại ngẫm đến ta”, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cái tên “Tố Như” xuất hiện ở dòng thơ thứ tám tuy có chút bất ngờ nhưng lại được đặt trong sự đối sánh với cái tên Tiểu Thanh trong nhan đề và sáu dòng thơ đầu. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã) chính là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ. II. Nhận xét, đánh giá VB Trao duyên. 1. Cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ - Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du. - Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình. - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác