Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 6 Văn bản 1: Chiều sương

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Chiều sương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6:

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật….
  • Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
  • Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
  • Biết trình bày về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
  • Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
  • Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh.
  • Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật….
  • Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật….
  • Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh.
  • Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Chiều sương.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân nhan đề văn bản Chiều sương.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói lên điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Thời điểm diễn ra câu chuyện: buổi chiều.

+ Không gian: được bao phủ bởi sương mờ, có chút êm ả nhưng cô đơn, lạnh lẽo.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lỗ Tấn từng nói: “Một thiên truyện ngắn có thể trở thành một “tòa lâu đài” chứa đựng cả tinh thần thời đại nếu như thực sự nằm dưới ngòi bút có tài. Nhà văn chỉ cần “Vẽ một con báo qua mảng lông mà vẫn biết là con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Chiều sương để có thêm những hiểu biết về cái hay của thể loại này nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Sống với biển rừng bao la.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Sống với biển rừng bao la.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Sống với biển rừng bao la.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 6.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Sống với biển rừng bao la bao gồm các văn bản truyện ngắn.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

 

Tên văn bản

Thể loại

Chiều sương

Truyện ngắn

Muối của rừng

Truyện ngắn

Kiến và người

Truyện ngắn

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố khái niệm và đặc điểm truyện ngắn.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm truyện ngắn.
  2. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về khái niệm truyện ngắn.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin về trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau:

+ Nêu khái niệm truyện ngắn?

+ Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường xoay quanh những gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, lấy ví dụ trong một văn bản cụ thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV bổ sung kiến thức:

 

II. Tri thức ngữ văn

1. Khái niệm

- Truyện ngắn là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội.

2. Cốt truyện

Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng chỉ tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn.

3. Điểm nhìn trần thuật

- Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn tri) và sự thay đổi điểm nhìn:

+ Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấy suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện.

+ Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấy suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó là các sự kiện mà nhân vật đó biết.

+ Thay đổi điểm nhìn: Trong nhiều tác phẩm truyện hiện đại, thường có sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện, có thể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn chi sang toàn tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau. Thủ pháp này có nhiều tác dụng trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả: dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật; quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn,…

4. Nhân vật

- Nhân vật trong truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1-2 nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một tư thế đọc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động, đối thoại, độc thoại nội tâm và đánh giá của các nhân vật khác cũng như người kể chuyện.

Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn, nắm được những thông tin cơ bản của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Chiều sương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây:

·      Nêu một số thông tin về tác giả Bùi Hiển và xuất xứ của văn bản “Chiều sương”.

·      Xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung từng phần?

·      Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về văn bản Chiều sương

1. Tác giả và xuất xứ văn bản

a. Tác giả Bùi Hiển

- Bùi Hiển (1919 - 2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là nhà văn có sức sáng tác dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975. Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông đã định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,... với hơn 40 tác phẩm.

b. Xuất xứ văn bản

- Truyện Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ (1941).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến …bữa đó thuyền ra lạch: Chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình.

- Phần 2: Còn lại: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão.

3. Nội dung bao quát của văn bản và cách đặt nhan đề

- Nội dung bao quát của văn bản: Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mà mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc "thuyền ma" mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tổ đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.

- Nhan đề: ngắn gọn, nêu được thời điểm diễn ra câu chuyện vào buổi chiều, không gian bị bao phủ bởi sương mù, tạo không khí yên tĩnh, êm ả nhưng có chút lạnh lẽo, âm u, nhan đề không tiết lộ quá nhiều về nội dung hay chủ đề của truyện.

Hoạt động 3: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện ngắn thể hiện qua nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn, không gian thời gian,…
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chiều sương.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiều sương và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các chi tiết sự kiện, hình ảnh trong văn bản Chiều sương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 -6 HS), trả lời câu hỏi sau:

·     Kẻ bảng trong SGK trang 15 vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

·     Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

·     Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gọi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Các chi tiết, sự kiện, hình ảnh trong văn bản Chiều sương.

1. Liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

- GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 1.

2. Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản.

a. Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

-  “…Có vài lần thuyền neo ngoài khoi, tôi ngồi câu đêm, thấy giăng mạnh ở câu, vội kéo lên. Ái chà, sao nặng khiếp. Mà lạ, chỉ thấy nặng thôi, như có tảng đá trì giữ lại, chứ không thấy giật giật vùng vẫy như con cá to. Tôi nghĩ thầm: khéo lại cái nổ ta rồi, hắn muốn trêu mình đây... Quả nhiên! Tôi vừa kéo câu lên khỏi mặt nước, thấy hắn xoà một cái, xanh là cả nước biển, mình hết hồn. Nhìn lưỡi câu, con mực mồi vẫn còn nguyên… Đêm khuya lạnh lẽo, vắng vẻ, chắc cu cậu buồn tình, bày chuyện phá mình cho vui”.

- “Mồ ma ông cụ Bình khi xưa, dạn khiếp. Nửa đêm ông ta đi lưới về, qua dưới cây đa trước miếu, một bầy hắn bíu lấy tay. Không thấy người đâu nhưng nghe tiếng hắn léo nhéo xin cá. Ông ta đáp: “Chà, xin với xỏ, được mấy con cá về cho vợ con đây!”. Thấy nhẹ trong rổ, sò vô thì cá đã biến mất. Ông ta nạt: “Đồ quỷ, cứ nghịch thôi!”. Thế là tiếng cười bật lên ríu rít, lát sau lại thấy nặng rổ…”.

- “Lão chài kể như vậy, giọng bình thường như nói chuyện người dương gian, tay vẫn thoăn thoắt đưa que đan qua mắt lưới…”.

- “Chàng trai khẽ rùng mình thích thú. CHàng vốn không tin ma quỷ. Chắc chắn đó chỉ là điều huyển tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trnagj nào đó…”.

b. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

- GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 2.

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 6 Văn bản 1: Chiều sương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Chiều sương, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay