Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…./…../……
TIẾT: VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH (VỀ MỘT ĐỐI TƯỢNG) CÓ LỒNG GHÉP MỘT HAY NHIỀU YẾU TỐ NHƯ MIÊU TẢ, TỰ SỰ, BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi: Hãy chia sẻ với các bạn một tác phẩm nghệ thuật (văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…), một sự kiện văn hóa, một nhân vật…mà em đang quan tâm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá.
- Gợi mở: Bộ phim điện ảnh Parasite – Kí sinh trùng (2019)
Bộ phim xoay quanh một gia đình nghèo 4 người ở Hàn Quốc, phải sống chen chúc trong căn hộ tồi tàn dưới tầng hầm khu nhà cho thuê. Để trang trải cuộc sống, họ nhận công việc gấp vỏ hộp bánh pizza với đồng lương ít ỏi, bữa đói, bữa no, thậm chí điện cũng bị cắt. Tình cờ, cậu con trai Ki-woo (Choi Woo-sik) được người bạn giới thiệu và trở thành gia sư tiếng Anh cho con gái gia đình giàu có. Choáng ngợp trước thế giới “hào nhoáng” ấy, cậu đã nổi lòng tham được “chim sẻ hóa phượng hoàng” và từng bước lên kế hoạch đưa gia đình mình vào ngôi nhà giàu có kia. Họ dần dần “ăn bám” gia đình ấy thông qua nhiều vai trò khác nhau. Song, bên cạnh việc sung sướng, nhiều biến cố bất ngờ ập tới và làm cuộc sống gia đình Ki-Woo hoàn toàn bị đảo lộn. Qua đó, ý nghĩa bộ phim Ký sinh trùng muốn truyền tải chính là sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong xã hội đã tạo ra “vách ngăn” về giai cấp và làm con người từ từ tha hóa. Bộ phim vừa châm biếm trào phúng, vừa chua chát sâu cay khiến khán giả không khỏi nghĩ suy về kiếp người ở xã hội và thực tại phũ phàng.
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu cách Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để có thể nắm bắt được những yêu cầu về kiểu bài và có thêm kĩ năng giúp người đọc hiểu rõ bản chất của đối tượng được nhắc tới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kiểu bài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi SGK, dựa vào những kiến thức đã học và trả lời câu hỏi sau: + Kiểu bài thuyết minh về đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là gì? + Nhắc lại yêu cầu đối với kiểu bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của hs - GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.
| I. Tìm hiểu về kiểu bài 1. Khái niệm - Thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng, giúp người đọc hiểu rõ đối tượng ấy. 2. Yêu cầu của kiểu bài - Nêu được đối tượng hay quy trình cần thuyết minh. - Làm rõ các đặc điểm của đối tượng/ các bước thực hiện hay các công đoạn trong việc thực hiện quy trình. - Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí. - Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp. - Bố cục đảm bảo ba phần: + Mở đầu: Nếu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng/ quy trình cần thuyết minh. + Nội dung chính: Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng hay các bước của quy trình hoạt động. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh. + Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng/ quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng/ quy trình. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích bài viết tham khảo “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương”. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện yêu cầu: Dựa vào văn bản Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương và thực hiện những yêu cầu sau: + Nhóm 1: Nhận xét của bạn về cách mở đầu và kết thúc của văn bản. + Nhóm 2: Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể đã làm rõ được đặc điểm nào của đối tượng? + Nhóm 3: Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý? + Nhóm 4: Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận - GV mời 2 - 3 học sinh mỗi nhóm trình trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV. | I. Phân tích bài viết tham khảo Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương 1. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản. - Trước hết, cách mở đầu và kết thúc mà người viết sử dụng trong văn bản hoàn toàn phù hợp, đúng với cấu trúc của kiểu bài thuyết minh. - Người viết mở đầu văn bản bằng cách giới thiệu tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh- các thông tin liên quan đã làm cho nội dung của đoạn văn bản thuyết minh trở nên rõ ràng, cụ thể, tăng tính thân thiện và gần gũi với độc giả, giúp cho độc giả dễ tiếp cận và hiểu được nội dung của tác phẩm. Và kết thúc bằng việc khẳng định giá trị của tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh giúp người đọc dễ dàng tóm tắt, tổng hợp lại nội dung và có được cái nhìn tổng quan về tác phẩm. 2. Nội dung của bài thuyết minh - Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm và những tín hiệu từ công chúng và dư luận. - Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị mà bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mang lại, đó là những thước phim đánh thức ký ức tuổi thơ và tình quê hương. - Tác giả lồng ghép toàn bộ các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh của mình: + Khi nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố tự sự + Miêu tả khi nói về những vẻ đẹp của tác phẩm, khi nói về sự đón nhận của công chúng với tác phẩm + Nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm. + Nghị luận khi bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm. - Làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể. Văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn và bộc lộ được tình cảm của người viết. 4. Cách sắp xếp nội dung Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự: nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác