Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 6 Văn bản 4: Kiến và người

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Kiến và người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 4: KIẾN VÀ NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật….
  • Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; nắm bắt được sự liên kết về mặt thể loại…
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời kể chuyện, lời nhân vật… trong văn bản Kiến và người.
  • Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống; nắm bắt được sự liên kết về mặt thể loại… qua văn bản Kiến và người.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm với môi trường xung quanh.
  • Có ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và lan tỏa ý thức, hành vi tích cực này đến những người xung quanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Kiến và người.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Quan sát video và dựa vào những hiểu biết của em về loài kiến mà em quan sát được trong thực tế, tivi, youtube… hãy nêu cảm nhận của em.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Quan sát video và dựa vào những hiểu biết của em về loài kiến rừng mà em quan sát được trong thực tế, tivi, youtube… hãy nêu cảm nhận của em.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=7v122E-1lFo (chiếu từ đầu đến 1:32).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Mạc dù là một loài sinh vật nhỏ bé nhưng kiến rừng có một sức mạnh ghê gớm vì chúng hoạt động theo bầy đàn, có tổ chức và rất đông đúc.

+ Sự tấn công của hàng trăm nghìn con kiến rừng có thể đánh gục bất cứ loài sinh vật nào kể cả con người.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Con người thế giới tự nhiên có mối quan hệ khăng khít, gắn bó thế nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được xâm hại, chiếm đoạt môi trường sống của các loài sinh vật. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Kiến và người để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn trong văn bản Kiến và người.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhận biết những đặc điểm của truyện ngắn trong văn bản Kiến và người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu:

·      Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết “Kiến và người” là một truyện ngắn.

·      Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đặc điểm truyện ngắn trong Kiến và người

1. Các sự kiện chính trong văn bản

- Ở ngoài sân giếng, đàn kiến đã bắt đầu tấn công, bò lên cần kéo nước. Mọi người chạy vào trong nhà, chốt chặn cửa tìm kiếm giẻ bao để lấp kín ngóc hang ngạch kẽ.

- Đàn gà đàn lợn bắt đầu bị kiến tấn công chạy toán loạn, phá chuồng rầm rập.

- Sáng hôm sau, bọn kiến bò vào khắp nhà, gần như mọi ngóc ngách trong căn nhà đều nằm dưới sự kiểm soát của chúng.

- Mọi người lấy giẻ quấn quanh người, tháo chạy khỏi sự tấn công của đàn kiến, người mẹ liên tục vấp ngã, bị kiến rúc vào mắt.

- Gia đình tháo chạy được ra đường quốc lộ, còn nhà cửa, nương rẫy đã đốt cháy hết.

- Cuối cùng mẹ mất có thể là vì nọc kiến độc, bố hóa điên vì mất trắng tài sản.

2. Đặc điểm của truyện ngắn

- Nhân vật: nhân vật chính là người kể chuyện xưng “cháu”, ngoài ra có những nhật vật khác như người mẹ, “bố cháu”,…

- Tình huống: văn bản có nhiều tình huống kịch tính khi gia đình bị kiến tấn công.

- Cốt truyện: đơn giản, cô đúc, tập trung xoay quanh một tình huống là những cuộc tấn công liên tiếp của đàn kiến.

- Các sự kiện tập trung vào biến cố của gia đình phải nghĩ cách chống lại đàn kiến và cuối cùng phải đốt hết nhà cửa, nương rẫy rồi tháo chạy khỏi ngôi rừng.

- Điểm nhìn: thống nhất là ngôi kể thứ nhất số ít (lời kể của người con trong gia đình và xưng “cháu”).

3. Ngôi kể và tác dụng

- VB dễ nhận diện ngôi kể là ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” – người con trai, có khi là qua "bo cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

=> Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được những nhân vật, sự kiện trong VB Kiến và người.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Kiến và người.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Kiến và người và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách ứng xử của các nhân vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 -6 HS), trả lời câu hỏi sau:

·      Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”, trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong văn bản.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

·     Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

·     Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn “Kiến và người”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

I. Cách ứng xử của các nhân vật.

1. Điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”, trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Mặc dù có điểm tương đồng là cùng nghĩ cách thoát khỏi đàn kiến, nhưng cách của người bố cuồng nhiệt, bạo liệt, cực đoan, một mất một còn hơn là những người còn lại trong gia đình. Ví dụ, người mẹ thì nghĩ “Đất rừng của chúng, đâu phải của mình”, còn người bố thì nghĩ “Vì năm nay ta được mùa... Hễ có của là có đứa dòm”. Từ đó cho thấy thái độ khai thác, tấn công vào tự nhiên, phá huỷ tính chất thuận tự nhiên thì sẽ phải nhận những hậu quả đáng tiếc.

 

 

 

 

 

II. Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong văn bản.

1. Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến

- Bầy kiến ở đây đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị bứt ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng. Gợi ý HS phân tích nhan đề Kiến và người, tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, trong đó, mối quan hệ là tương hỗ, qua lại, tương tác (từ “và” có vai trò kết nối hai yếu tố đẳng lập chứ không phải từ “hoặc” hay từ “chống lại”), tức là “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” có thể cũng có dụng ý ưu tiên, trước con người, chúng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, đừng đặt con người là trung tâm, cao hơn tự nhiên để hành xử theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.

2. Vai trò của tưởng tượng, hư cấu

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 6 Văn bản 4: Kiến và người

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Kiến và người, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay