Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TIẾT: ÔN TẬP
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về Cái “tôi” trong thơ ca.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Cái “tôi” hay “cái tôi trữ tình” là sản phẩm văn hóa tinh thần, xuất hiện khi thơ ca đạt đến một trình độ nhất định.
+ Đó là sự thể hiện trực tiếp xúc cảm và suy tư chủ quan cảu nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước hiện thực cuộc sống.
+ Hiểu theo nghĩa hẹp, cái tôi là hình tượng gắn liền với cuộc đời tác giả, với cảm xúc riêng tư, là một loại nhân vật trữ tình.
+ Hiểu theo nghĩa rộng, nó là nội dung thẩm mỹ của các tác phẩm trữ tình, là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình….
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo (thơ).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm nhỏ (4-6 HS) và thực hiện những yêu cầu sau: · So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học. · Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta”? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau: · Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây: Buồn trông của bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, ang tao Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt đuềnh, Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Ôn tập kĩ năng viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng
| I. Ôn tập văn bản đọc 1. So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học - GV gợi mở theo PHỤ LỤC 20. 2. Cái “tôi” và cái “ta” Trong nghệ thuật và cuộc sống, "cái tôi" thường được hiểu là ý thức về bản thân, những giá trị, suy nghĩ, tư tưởng và phẩm chất của cá nhân. Nó có thể được thể hiện thông qua hành động, quan điểm hoặc sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, "cái tôi" có thể trở thành sự ám ảnh, khiến người ta quá tập trung vào chính mình mà bỏ qua những người xung quanh. "Cái ta" thường ám chỉ tinh thần hợp tác, sự đồng cảm và lấy lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Nó có thể được thể hiện qua sự chia sẻ, cộng tác và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, "cái ta" cũng có thể trở thành sự đàn áp và lấn át cá nhân, khiến người ta cảm thấy mất tự do và bị kiểm soát. Vì vậy, mối quan hệ giữa "cái tôi" và "cái ta" phụ thuộc vào cách mà chúng ta cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể. Khi chúng ta đạt được sự cân bằng này, chúng ta có thể trở thành một người có ý thức cá nhân và đồng thời sẵn sàng hợp tác với những người xung quanh. II. Ôn tập thực hành tiếng Việt - Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong ngữ liệu này là sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + X” ở các dòng thơ: (1) Buồn trông cửa bể chiều hôm. (2) Buồn trông ngọn nước mới sa. (3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu. (4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. => Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác