Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ “Người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” là ngụ ý chỉ một vẻ đẹp toàn bích, không tì vết, đẹp đến từng đường nét và góc cạnh, đôi khi lung linh, huyền diệu khiến người nhìn mê đắm không rời.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện thơ Nôm là một hiện tượng văn học độc đáo của dân tộc. Hiếm có sản phẩm nghệ thuật (ngôn từ) nào lại có thể thâu kết vào mình nhiều đặc điểm, tính chất của các thể loại, kiểu dạng văn học đến vậy. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều để thấy được những nét đặc sắc ấy của truyện thơ Nôm.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của truyện thơ Nôm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày đặc trưng của truyện thơ Nôm . Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi “Ai nhanh nhất?” với yêu cầu: · Trình bày những hiểu biết của bạn văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”.
· Tìm tất cả những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” và lí giải ý nghĩa của chúng. Cho biết hầu hết những điển tích, điển cố đó bắt nguồn từ đâu? - Sau 7 phút, GV sẽ ra tín hiệu kết thúc trò chơi, các nhóm dừng hoạt động. - Nhóm nào tìm và giải được nhiều điển tích, điển cố nhất, đầy đủ và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc trưng của truyện thơ Nôm. - Khái niệm: là thể loại được sáng tác dưới hình thức văn vần (lục bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ của lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. - Phân loại: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. - Cốt truyện: sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyện thường được chia thành 2 mô hình: + Hội ngộ – Lưu lạc – Đoàn viên. + Nhân – quả. - Nhân vật: thường được chia làm 2 tuyến rõ ràng. + Nhân vật chính diện. + Nhân vật phản diện. => Thường được xây dựng theo khuôn mẫu. - Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện. + Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. + Truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ, điển tích, điển cố. 2. Đọc văn bản a. Văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” - Văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều được trích từ truyện Nôm Bích Câu kì ngộ (từ câu 305 đến câu 360). - Truyện Nôm Bích Câu kì ngộ nguyên là truyện viết bằng chữ Hán, được cho là của Đoàn Thị Điểm, về sau được dịch ra truyện Nôm và phổ biến rộng rãi. - Trước đây, nhiều người cho là tác phẩm này là của một tác giả khuyết danh nhưng theo các nhà nghiên cứu hiện nay thì người sáng tác thơ là Vũ Quốc Trân sống ở khoảng giữa thế kỉ XIX. b. Điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” - Sông Tương: tục truyền hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh – vợ vua Thuấn đã khóc chồng bên bờ sông Tương, ở đây chỉ nỗi tương tư của nhân vật.
- Chúa Đông: tức Đông Quân, vị thần coi về mùa xuân, ở đây chỉ mùa xuân. - Bát trân: tám món ăn quý. Theo sách Chu lễ, tám món ăn ấy là: bột ngào, bánh mỡ, heo quay, dê thui, chả quết, thịt ướp, nem luộc và gan nướng, ở đây chỉ thức ăn ngon.
- Bếp trời: tức Thiên Trù, tên một ngôi sao chăm lo việc bếp nhà trời. - Ba sinh: theo thuyết luân hồi của Phật giáo thì con người có ba kiếp. - Tơ trăng: dây tơ hồng của Nguyệt Lão se duyên vợ chồng.
- Tác hợp duyên trời: theo câu “thiên tác chi hợp” trong Kinh Thi, ý nói cái duyên tự trời gây nên. - Gieo cầu: chọn người để lấy làm chồng. Do tích vua Hán Vũ Đế cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì lấy người ấy. Về sau, các nhà quyền quý cũng bắt chước cách này để kén rể. - Gieo thoi: ném cái thoi, chỉ người con gái phải biết giữ mình, bảo toàn tiết hạnh. Trong Tấn thư chép chuyện Tạ Côn đời Tấn ghẹo cô gái hàng xóm họ Cao lúc cô đang dệt cửi, bị cô lấy con thoi ném làm Tạ Côn gãy mấy hai cái răng. - Mái Tây: chỉ Tây sương kí – một vở kịch của Vương Thục Phủ kể về câu chuyện tình yêu giữa nàng Thôi Oanh và thư sinh Trương Quân Thụy. Nàng Oanh Oanh chủ động gặp chàng ở mái Tây chùa Phổ Cứu.
- Túc trái: nợ từ kiếp trước, theo Phật giáo. - Vũ y, Nghê thường: vũ u là quần áo múa, nghê thường là xiêm y của các nàng tiên, màu sắc sặc sỡ như cầu vồng. Dị Văn Lục chép: Vua Đường Minh Hoàng nhân đêm Trung thu được một đạo sĩ hóa phép đưa lên chơi cung trăng. Các tiên nữ trên cung trăng xiêm áp lộng lẫy, múa hát duyên dáng. Khi về lại cõi trần, nhà vua phóng theo điệu nhạc của các tiên nữ trên cung trăng mà tạo ra điệu “Nghê thường vu y khúc” cho các cung nhân múa hát.
=> Nguồn gốc của những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”: hầu hết đều mượn những điển tích, điển cố của Trung Quốc, ngoài ra còn mượn các quan niệm từ Phật giáo và Nho giáo (Kinh Thi), sách Chu lễ… |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cốt truyện và chi tiết của văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm. - Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. - Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy. Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình. - GV yêu cầu HS đọc văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều và trả lời câu hỏi: - Nhóm 1: Dựa vào tóm tắt cho biết cốt truyện của “Bích Câu kì ngộ” được xây dựng theo mô hình nào? Tìm những chi tiết trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” ứng với từng phần của mô hình đó và cho biết chi tiết có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Nhóm 2: Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều được thể hiện trong đoạn trích. - Nhóm 3: Dấu hiệu nào trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học? Thông điệp nào mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhân vật trong văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều và trả lời câu hỏi: Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều được thể hiện trong đoạn trích. - Nhóm 3: Dấu hiệu nào trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học? Thông điệp nào mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
| I. Cốt truyện và chi tiết của văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều 1. Mô hình cốt truyện và vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung. - Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình Gặp gỡ - Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên). - Mô hình: GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 14 trang 173. * Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung - Chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nội dung. Ví dụ: + Chi tiết thể hiện nỗi nhớ nhung, si tình của Tú Uyên: Sớm khuya của bức họa đồ làm đôi; Từ phen giáp mặt đến giờ/ Những là ngày tưởng đêm mơ đã chồn; Để ai ruột héo, gan mòn vì ai?;... + Chi tiết gặp gỡ của Tú Uyên và người trong tranh, đồng thời cũng là người trong mộng: Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân; Sáng mai cứ buổi ra đi / Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi / Bỗng đâu thấy sự lạ đời / Trong tranh sao có bóng người vào ra?... + Chi tiết về phép thần tiên: Nói thôi rút chiếc trâm đầu / Biến hình liền thấy đôi hầu theo ra; Bóng mây bỗng kéo quanh nhà / Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài;… + Chi tiết về mối duyên giữa Giáng Kiều và Tú Uyên: Nhân duyên đã định từ xưa/ Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân; Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu/ Tấm son thề với trên đầu xanh xanh…
II. Nhân vật trong văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều 1. Đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều được thể hiện trong đoạn trích. * Đặc điểm của nhân vật Tú Uyên - Nhân vật Tú Uyên là một trong những thành công của Bích Câu kì ngộ với hình tượng là đại diện cho tầng lớp Nho sĩ nghèo ở thành Thăng Long, chưa thành đạt trên con đường sự nghiệp. - Ngoại hình của Tú Uyên không được nhắc đến trong đoạn trích, nhưng tính cách chàng lại vô cùng rõ nét. + Sự bồng bột, hấp tấp, cuồng nhiệt, cả nể thể hiện qua cách chàng si tình quên ăn, quên ngủ: vội vàng đánh tiếng ra chào và lập tức thổ lộ tình cảm: Sinh rằng: “Trong bấy lâu nay / Nhắp sây gối muộn có ngày nào nguôi”, qua cách chàng mượn rượu lần khân với người con gái vừa gặp mặt: Giọng tình sánh với quỳnh tương / Giả say sinh mới toan đường lần khân. + Những về sau, khi nàng khuyên can thì cũng thuận theo. Tính cách này của chàng Tú Uyên khá nhất quán, không chỉ trong trích đoạn mà còn xuyên suốt chiều dài của tác phẩm. * Đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều:
|
-----------------Còn tiếp----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác