Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9: Ôn tập

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Ôn tập. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TIẾT: ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự, Tôi đã học tập như thế nào?, Xà bông “Con Vịt”.
  • - Củng cố kiến thức về lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  • - Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết một văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một số yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
  • - Ôn tập kĩ năng thảo luận/ tranh luận về một vấn đề trong xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự, Tôi đã học tập như thế nào?, Xà bông “Con Vịt”.
  • - Củng cố kiến thức về lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  • - Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết một văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một số yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
  • - Ôn tập kĩ năng thảo luận/ tranh luận về một vấn đề trong xã hội.
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ, có ý thức ôn tập và hoàn thành bài đầy đủ.
  • - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Theo em, những kí ức như thế nào sẽ đọng lại tâm trí chúng ta lâu nhất?
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Theo em, những kí ức như thế nào sẽ đọng lại tâm trí chúng ta lâu nhất?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi người lại có cho mình một vùng trời kí ức riêng, ở đó có niềm vui, nỗi buồn, có hi vọng có thất vọng, có hạnh phúc và khổ đau. Việc lựa chọn lưu giữ những kí ức nào và xóa bỏ những kí ức nào còn tùy thuộc vào mỗi người. Có người lại lựa chọn giữ lại niềm vui và xóa bỏ những niềm đau, nhưng cũng có những kí ức như một vết cắt dai dẳng trong tâm trí mỗi người khiến ta mãi day dứt, không thể nào quên. Cho dù lựa chọn nhớ lại kí ức nào, điều quan trọng là chúng ta cũng cần phải trân trọng bản thân của hiện tại, trân trọng những gì mà chúng ta đang có và nên gác lại những nỗi buồn, niềm đau.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 9: Những chân trời kí ức.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 5 nhóm và thực hiện những yêu cầu sau:

+ Nhóm 1: Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản truyện – truyện kí đã học bằng cách hoàn thành bảng trong SGK trang 104.

+ Nhóm 2: Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki), Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định).

+ Nhóm 3: Trong phần đầu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào?, cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-pho và Pê-xcấp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:

– Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bên mua lắm, phải không?

– Con học theo thánh thì à? Ai dạy? Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?

Khi đọc các lỗi thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?

+ Nhóm 4: Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ” mà khi bước lên độc giả đang "tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy" không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Ôn tập kĩ năng viết và sửa lỗi sai về thành phần câu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại một hồi ức sâu sắc của bản thân hoặc tầm quan trọng của hồi ức tuổi thơ trong sáng tác của một nhà văn. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Ôn tập kĩ năng thảo luận/ tranh luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau: Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV kết thúc bài học.

I. Ôn tập văn bản đọc

1. Đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản truyện – truyện kí đã học

- GV gợi mở theo PHỤ LỤC 25.

2. Tác dụng của những yếu tố hư cấu đối với việc khắc họa nhân vật

- GV gợi mở theo PHỤ LỤC 26.

3. Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-pho và Pê-xcấp

- Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe thấy trong các câu hỏi của Đức Giám mục cả câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.

- Ví dụ: Trước câu hỏi “Có thể thôi à?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời cậu lên 6, 7 tuổi; giữa hai câu hỏi “Ai dạy? Ông có hiển không?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời ông ngoại dạy (thánh thị),...

+ “Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chủ bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?”.

+ “Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?”.

ð Điều này vừa làm tăng nhịp độ đối thoại vừa có tác dụng làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, đồng thời tạo bước chuyển hợp lí trong cách cư xử với mọi người của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.

4. Ý kiến: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ”…sự thèm khát cuộc sống ấy"

- Câu nói đều cao vai trò, tầm quan trọng của sách đối với đời sống con người. Sách giúp con người phát triển toàn diện và trở nên khác biệt, tiến bộ. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân.

- Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở.

- Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ.

- Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng.

II.  Ôn tập kĩ năng viết và sửa lỗi sai về thành phần câu

*Lưu ý:

- Tạo lập được sản phẩm (đoạn văn) trong thời gian ngắn.

- Cần lựa chọn nhanh, tìm ý nhanh và viết nhanh.

- HS viết theo nhận thức cá nhân, có thể viết đoạn văn theo dạng diễn dịch, quy nạp hay phối hợp.

- Dựa trên sản phẩm là đoạn văn, trao đổi với bạn học cùng nhóm và sửa lỗi thành phần câu trong đoạn văn (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Ôn tập kĩ năng thảo luận/ tranh luận

- Hiểu rõ yêu cầu cần đáp ứng trong thảo luận/ tranh luận.

(Hoạt động thảo luận chủ yếu là để xem xét vấn đề từ nhiều phía, lắng nghe ý kiến của nhiều thành viên nhằm mang lại cho mọi người nhận thức chung, sáng rõ, đầy đủ, sâu sắc về vấn đề. Hoạt động tranh luận dựa trên các ý kiến khác biệt, nhằm cho thấy tính đa dạng, phức tạp của vấn để tránh cho mọi người cách hiểu, nhận thức đơn giản, dễ dãi, xuôi chiều, một phía.)

- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).

- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.

Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9: Ôn tập

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Ôn tập, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay