Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…./…../……
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Chia sẻ về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) mà bạn yêu thích. (Chủ đề, đề tài, nội dung, ý nghĩa đối với chính bản thân bạn…)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá.
- Gợi ý: lựa chọn tác phẩm mà em yêu thích để chia sẻ nhưng phải là tác phẩm có giá trị, hạn chế lấy những tác phẩm chứa teencode, từ nguồn không chính thống…
Ví dụ: Câu chuyện “Chiến binh cầu vồng” được lấy cảm hứng từ câu chuyện tuổi thơ có thật của chính tác giả, anh viết về giá trị lớn lao của việc được cắp sách tới trường cùng niềm khát khao mãnh liệt chạm tay đến tri thức của mười đứa trẻ tại một ngôi làng Hồi giáo nhỏ ở Indonesia. Tác phẩm kể về nhiều điều xảy ra quanh một ngôi trường tiểu học cũ tại Indonesia, nơi sự nghèo khó và nỗi lo cơm áo luôn chất chồng lên đầu bố mẹ những đứa trẻ. Trong mười chiến binh của Chiến binh Cầu vồng, cậu bé Ikal chính là hiện thân thuở bé của tác giả. Ikal không phải là đứa trẻ thông minh nhất, thậm chí có lúc cậu còn lầm đường lạc lối khi yêu sớm lúc chỉ học lớp hai nhưng đến sau cùng lại là người kiên trì với con đường học tập nhất. Đây là một câu chuyện rất ý nghĩa về giáo dục.
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát). Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc khung Tri thức về kiểu bài và trả lời các câu hỏi sau: · Bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) là kiểu bài như thế nào? · Bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) cần đảm bảo những yêu cầu nào? · Bố cục của bài nghị luận cần những phần nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của hs - GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.
| 1. Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát). - Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm đó. - Yêu cầu đối với kiểu bài: · Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm. · Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. · Bố cục: ba phần + Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận hoặc nêu định hướng của bài viết. + Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng sắp xếp theo trình tự hợp lí. + Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩ của nó với bản thân và người đọc/người nghe. 2. Quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị viết - Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc. + Đề tài: được nhiều người quan tâm, có điểm riêng, hấp dẫn. + Mục đích: · Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì? · Người đọc văn bản này là ai? - Thu thập tư liệu: phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung, vận dung các kĩ năng thu tâp tư liệu để thực hiện thao tác này. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý - Tìm ý: Quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập thông tin qua nhiều phương tiện. - Lập dàn ý: sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí với ba phần Mở bài – Thân bài – Kết bài. Bước 3: Viết bài - Bám sát vào đối tượng cần thuyết minh. - Làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng, sắp xếp nội dung hợp lí và chú ý lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. - Đưa nhận xét, đánh giá, cái nhìn khách quan. - Thông tin cần chính xác, phong phú, - Tránh lỗi chính tả, dùng từ, viết câu… Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa - Đọc lại bài viết và tự đánh giá, chỉnh sửa theo bảng kiểm trong SGK trang 28 – 29. |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác