Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU VỀ MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT BỨC TRANH/ PHO TƯỢNG THEO LỰA CHỌN CÁ NHÂN; NGHE VÀ PHẢN HỒI VỀ BÀI GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em, nghệ thuật có vai trò như thế nào đối với thời đại ngày nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, thảo luận cặp đôi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Gợi mở:
+ Nghệ thuật giúp trút xả tinh thần: Trong nghệ thuật, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín.Vì lẽ đó, con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật. Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của chúng ta, giúp bồi dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời. Đồng thời âm nhạc cũng giúp con người giảm những trạng thái tiêu cực như lo âu, buồn rầu, chán nản, căng thẳng, tức giận… Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm nhạc có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng thẳng. Nhạc nhẹ là thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo sự hưng phấn cao.
+ Nghệ thuật tạo ra nhu cầu rất lớn, thôi thúc con người hành động. Nó mở đường và dọn đường cho những sức mạnh sâu lắng nhất của chúng ta. Nó tác động chẳng khác nào một cuộc động đất, làm lộ ra những vỉa đất mới.
+ Việc thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần việc trải nghiệm thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, không phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng đều được quy vào tác động giáo dục của nó.
- GV dẫn vào bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng theo lựa chọn cá nhân; Nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật để cùng nhau bàn luận về các tác phẩm nghệ thuật ở nhiều góc độ, khía cạnh hơn nhé!
Hoạt động 1: Chuẩn bị nói
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS lập dàn ý bằng cách hoàn thành phiếu giới thiệu ở PHỤ LỤC 18. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành hoàn thành phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Lập dàn ý
|
PHIẾU GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC/ NGHỆ THUẬT Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: .......................................... Thể loại:.................................... Tên tác giả: ................................................................................................................................. 1. Giới thiệu về đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm: – Đối với bài thơ: giới thiệu mạch cảm xúc của bài thơ, sự triển khai mạch cảm xúc qua các khổ thơ, đoạn thơ; một số điểm nổi bật về nghệ thuật,... – Đối với tác phẩm hội hoạ hoặc điêu khắc: giới thiệu về kích thước, tỉ lệ, chất liệu; cách sắp xếp bố cục không gian, sử dụng màu sắc, hình khối, nét vẽ... 2. Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm: ...................................................................................................................................................... 3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm; tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem tác phẩm: ...................................................................................................................................................... |
PHỤ LỤC 18
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia thành các nhóm chẵn lẽ. - Nhóm lẻ: Trình bày bài giới thiệu về một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật. - Nhóm chẵn: Lắng nghe để đưa ra ý kiến phản hồi, trao đổi về bài nói của bạn. - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS nhóm lẻ cử 1 – 2 đại diện trình bày bài nói. - HS nhóm chẵn lắng nghe, theo dõi bài nói của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết bài nói, nhận xét và bổ sung. | 2. Trình bày bài nói, nghe và phản hồi.
- Chú ý các kiểu câu mà người giới thiệu sử dụng. - Quan sát các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: biểu cảm, bức tranh, bìa sách… - Dùng các từ khóa, sơ đồ,… đề ghi chép thông tin. - Ghi lại những câu hỏi cho người giới thiệu (nếu có).
|
Hoạt động 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác