Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
…………………………..
Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2:
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh về khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và trả lời những câu hỏi sau:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Bức tranh thể hiện sự phát triển của thế giới trong tương lai, được thay thế bởi máy móc, công nghệ hiện đại, nhưng kéo theo hệ quả xấu cho môi trường sinh thái.
+ Theo em, thế giới tương lai sẽ hiện đại hơn, nhiều máy móc, công nghệ sẽ thay thế dần một số vị trí của con người.
+ Mỗi cá nhân và toàn xã hội cần chuẩn bị những hành trang về mặt tri thức và luôn sẵn sàng đối đầu với mọi thách thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Giáo dục là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Lý do là bởi vai trò của giáo dục đối với mọi mặt xã hội, mọi lĩnh vực là rất lớn. Nó không chỉ có những tác động tích cực đến cá nhân mỗi người mà còn là cả một tập thể, một thế hệ hơn nữa là cả một thời kỳ, một đất nước. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới để hiểu hơn về vai trò của giáo dục đối với thế giới.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản nghị luận Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm. - GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, hoàn thiệnn hai phiếu học tập: · Nhóm 1: Chỉ ra tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong VB nghị luận bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo PHỤ LỤC 1. · Nhóm 2: Chỉ ra vai trò của yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong VB nghị luận bằng cách hoàn thiệnn Phiếu học tập số 2 theo PHỤ LỤC 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau đây: · Nêu một số nét cơ bản về tác giả Ma-la-la Diu-sa-phdai, ngày Ma-la-la và xuất xứ của văn bản “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”.
· Xác định bố cục của văn bản “Một cây · bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”. · Nêu nội dung chính của văn bản “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| I. Đặc điểm của văn bản nghị luận. * Phiếu học tập số 1 - Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. - Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. - Cách biểu đạt: tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc. * Phiếu học tập số 2 - Yếu tố thuyết minh: cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. - Yếu tố miêu tả: thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, đồ vật, cảnh sinh hoạt… - Yếu tố tự sự: thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. => Mục đích chung: thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.
II. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Ma-la-la Diu-sa-phda, ngày Ma-la-la và xuất xứ văn bản “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”. * Tác giả: - Ma-la-la Diu-sa-phda là nhà hoạt động xã hội người Pa-lít-xtan, đồng Giải thưởng Nô-ben Hòa bình năm 2014. - Năm 2012, cô bị các tay súng Ta-li-ban bắn trọng thương do công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pa-kít-xtan. * Ngày Ma-la-la: - 12/7/2013 - Ma-la-la Diu-sa-phda đã có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu. Từ đó, Liên Hợp Quốc chọn ngày 12/7 hàng năm là ngày Ma-la-la để kỉ niệm sự kiện này. * Xuất xứ văn bản: Văn bản là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/07/2013. b. Bố cục văn bản Có thể chia văn bản thành 3 phần như sau: - Phần 1 (từ đầu đến …Quyền được đi học): tuyên bố ý nghĩa ngày Ma-la-la và nêu lí do của bài phát biểu. - Phần 2 (từ Anh chị em thân mến đến …đều phải đối mặt): tình trạng bất ổn, những vấn đề tiêu cực mà nhiều người đang phải đối mặt. - Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi sự thay đổi từ những nhà lãnh đạo thế giới. c. Nội dung chính Văn bản đã đề cập đến tình trạng trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới không được đảm bảo các quyền lợi vốn có, đặc biệt là giáo dục. Qua đó, tác giả trình bày quan điểm về tầm quan trọng của giáo dục nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo, các tổ chức, … hướng tới giải quyết này. |
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 |
Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng VB nghị luận |
Cách biểu đạt ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. .............................
|
Tính thuyết phục của lí lẽ ............................................. |
Tính thuyết phục của bằng chứng ............................................... |
PHỤ LỤC 2:
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lí lẽ, dẫn chứng của văn bản nghị luận Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện kĩ thuật think – aloud, hoàn thiệnn những mẫu kĩ năng đọc với những yêu cầu sau: - Nhóm 1: Xác định lí lẽ, dẫn chứng, nêu luận điểm và nhận xét cách lập luận trong đoạn văn. (PHỤ LỤC 3). - Nhóm 2: Xác định lí lẽ, dẫn chứng, nêu luận điểm và nhận xét cách lập luận trong đoạn văn. (PHỤ LỤC 4). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Cách diễn đạt trong văn bản nghị luận
| I. Lí lẽ, dẫn chứng của văn bản nghị luận. 1. Phụ lục 3 Anh chị em thân mến, một khi ta nhìn thấy bóng tối, nghĩa là ta nhận ra ánh sáng quan trọng như thế nào (…Lí lẽ 1…). Một khi ta im lặng, nghĩa là ta nhận ra tiếng nói của mình quan trọng như thế nào (…Lí lẽ 2…). Tương tự như vậy, khi chúng tôi ở quận Xơ-goát (Swat), miền Bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào (…Dẫn chứng 1…). Đúng như câu cách ngôn “Cây bút mạnh hơn thanh kiếm”, những kẻ cực đoan rất sợ sách và bút (…Lí lẽ 2…).. Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi (…Lí lẽ 3…). Họ sọ phụ nữ (…Lí lẽ 4…). Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi (…Lí lẽ 5…). Và đó là lí do tại sao họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta) (…Dẫn chứng 2…). Và đó là lí do tại sao họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA (…Dẫn chứng 3…). => Luận điểm: Khảng định vai trò của giáo dục và nêu lên thực trạng đàn áp giáo dục của những kẻ cực đoan. => Nhận xét về cách lập luận: chặt chẽ, đưa ra nhiều lí lẽ và dẫn chứng phù hợp. Việc lặp lại “đó là lí do tại sao” có tác dụng nhấn mạnh cách bằng chứng được nêu ra. Cách đưa ra quan điểm kiểu này khơi gợi cho người đọc những liên tưởng và khiến họ cảm thấy sự đúng đắn cho vấn đề được nêu ra ở sau. 2. Phụ lục 4 Muốn có giáo dục, thì cần phải có hoà bình (…Luận điểm…). Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan (Afghanistan), trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột (…Dẫn chứng 1…). Chúng tôi đã thực sự mệt mỏi vì những cuộc chiến này (…Lí lẽ 1…). Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ (…Lí lẽ 2…). Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em (…Dẫn chứng 2…).. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria), nhiều trường học bị tàn phá (…Dẫn chứng 3…). Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệnt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan (…Dẫn chứng 4…). Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn (…Dẫn chứng 5…).. Đói nghèo, thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt các quyền cơ bản, đó là những vấn đề chính yếu mà cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt (…Lí lẽ 3…). => Luận điểm: Vai trò của hòa bình trong việc phát triển giáo dục. => Nhận xét cách lập luận: luận điểm được nêu ngay đầu đoạn văn, sau đó là hệ thống lí lẽ kèm dẫn chứng hợp lí, rõ ràng để chứng minh. Những dẫn chứng mà tác giả lấy chủ yếu là những thực trạng tồi tệ mà chiến tranh, đói nghèo, bất công…gây ra cho con người. Cách biểu đạt độc đáo đã tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc. II. Cách diễn đạt trong văn bản nghị luận - Cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” được lặp lại 7 lần. => Suy luận:
|
------------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác