Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 4: THÚY KIỀU HẦU RƯỢU HOẠN THƯ – THÚC SINH
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để chia sẻ: Hãy quan sát đoạn video ngắn giới thiệu phim điện ảnh “Kiều” được chiếu dưới đây. Sau đó dựa vào các bức ảnh cùng với sự hiểu biết của em để dự đoán tên các nhân vật trong phim.
- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=_aTmI9UBjyc (chiếu từ 0:08 đến 0:52).
- Ảnh:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
Hình 3: Thúc Sinh |
Hình 2: Hoạn Thư |
Hình 1: Thúy Kiều |
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều rất đã dạng, trong đó phải kể đến Hoạn Thư và Thúc Sinh – một trong những người đem đến cay đắng và khổ đau cho Thúy Kiều. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh để có thể thấu hiểu hơn những khổ cực, đau đớn mà nàng Kiều đã phải trải qua trong 15 năm lận đặn của mình.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau đây: · Nêu xuất xứ của văn bản “Thúy Kiều hầu rượu Thúc Sinh – Hoạn Thư”. · Trình bày một vài nét về nhân vật Hoạn Thư. Tại sao Hoạn Thư lại gặp Thúy Kiều? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Xuất xứ của văn bản - Văn bản Thúy Kiều hầu rượu Thúc Sinh – Hoạn Thư trích 86 dòng thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), từ dòng 1799 đến dòng 1884, thuật lại việc Hoạn Thư bắt Thuỷ Kiều hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh. 2. Nhân vật Hoạn Thư - Hoạn tiểu thư hay Hoạn Thư, là một nhân vật nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, Hoạn tiểu thư được nhắc đến lần đầu tại câu thơ thứ 1529 và 1530: Vốn dòng họ Hoạn danh gia Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư - Hoạn tiểu thư là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng được biết đến nhiều nhất là người có tính ghen tuông. Hoạn Thư thường được người Việt dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen tuông. - Khi nói đến Hoạn Thư không ít ý kiến coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… Đã bao thế kỷ nay, Hoạn Thư đã trở thành biểu tượng của sự ghen tuông tàn nhẫn, độc ác, nham hiểm của đàn bà. - Hoạn Thư cho người bí mật bắt cóc Thuý Kiều và đổi tên là Hoa Nổ, bắt nàng làm người hầu, đồng thời nguy tạo một vụ hoả hoạn để đánh lừa Thúc Sinh. Nghĩ rằng Kiều đã chết, Thúc Sinh vô cùng thương xót. Khi trở về thăm Hoạn Thư, Thúc Sinh bất ngờ gặp lại Kiều trong một thân phận mới. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhận biết và phân tích các sự kiện, chi tiết trong văn bản. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, trả lời những câu hỏi sau: · Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản. · Kẻ bảng trong SGK trang 50, liệt kê một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Phân thích diễn biến tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật Thúy Kiều Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 nhóm và trả lời những câu hỏi sau: · Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều). · Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm: Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sống cả có tuyền được vay? và cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy? - Thân em như trái bần trôi Gió đập sóng đồi biết tấp vào đầu? - Lênh đênh một chiếc thuyền tình Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
| I. Các sự kiện, chi tiết trong văn bản 1. Các sự kiện được kể trong văn bản. - Thuý Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. - Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiểu mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, dành phải giả vờ như không quen biết Thuý Kiều. - Thuý Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh; Hoạn Thư áp chế Thúc Sinh, ý vào địa vị chủ nhân để hăm doạ, nhiếc móc Thuý Kiểu. - Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân, lời lẽ, hành vi hạ nhục Thuý Kiều và đe nạt Thúc Sinh. - Sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, khiếp nhược của Thúc Sinh. 2. Một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau. - GV gợi mở theo PHỤ LỤC 9. => Nhà thơ tả sự đối lập, tương phản giữa hai con người bề ngoài, bên trong của Hoạn Thư và Thúc Sinh, như “đi guốc trong bụng” nhân vật: + Hoạn Thư: Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao. + Thúc Sinh: Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm. II. Diễn biến tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật Thúy Kiều 1. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích · Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn: - Độc thoại nội tâm: thể hiện sự bất ngờ, choáng váng, thậm chí hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tau, nham hiểm của Hoạn Thư và tỉnh cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp. Dấu hiệu nhận biết về chính tả, cách dùng từ xưng gọi, giọng điệu, từ ngữ). - Lời miêu tả của người kể chuyện: Thể hiện ở việc miêu tả tâm lí Thuý Kiều của người kể chuyện, chẳng hạn ở các dòng: Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ,/ Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Củi đầu nép xuống sân mai một chiều. · Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ể chế, nhục nhã. - Hầu rượu: Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay. - Gián tiếp miêu tả Thuý Kiểu qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiểu lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã. - Hầu đàn: - Người kể chuyện tả tâm trạng: Nàng đà tán hoán tê mê,/ Vàng lời ra trước bình the vặn đàn. - Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng / Cùng trong một tiếng tơ đồng,/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm. · Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”: - Hoạn Thư: Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm (2 dòng), độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay. - Thúc Sinh: Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nội lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng (2 dòng). - Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: Một mình âm ỉ đêm chầy,/ Đĩa đầu với, nước mắt đầy năm canh (2 dòng). 2. Cảnh ngộ nhân vật Thúy Kiều - Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể. - Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trỗi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không, không biết tấp mình/ gửi mình vào đâu. Ca dao cũng dùng lời nghi vấn đề thể hiện sự lo lắng, bất an. - Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ cầu nghi vấn). Nguyễn Du cũng như tác giả dân gian đều thể hiện sự đồng cảm, xót thương cứng thân em tro sâu sắc đối với nàng Kiều và những người phụ nữ xưng “thân em” trong ca dao,...
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác