Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TIẾT: ÔN TẬP
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn hiểu biết của em về những ảnh hưởng của Truyện Kiều đối với nền văn hóa dân tộc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Nói về ngôn ngữ Truyện Kiều, Đào Nguyên Phổ cho rằng, đây là “thiên thu tuyệt diệu từ”, còn Phạm Quỳnh lại cho rằng, “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”… Những nhận xét đó cùng nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của Truyện Kiều đều khẳng định tài năng bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du.
+ Trên chất liệu văn học dân gian Việt Nam, trên cơ sở truyền thống văn hóa của dân tộc, Nguyễn Du đã khiến Truyện Kiều có một đời sống khác với cốt truyện nguyên bản của nó, giúp Truyện Kiều trường tồn với thời gian và vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia, hòa vào đời sống văn hóa của nhân loại.
+ Truyện Kiều với ngôn ngữ gần gũi với đời sống, khai thác hiệu quả kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của văn học dân gian và chiều sâu giá trị nhân văn, nhân đạo, từ lâu đã đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt của nhân gian. Trên thế giới hiếm có một tác phẩm có ảnh hưởng tới văn hóa dân tộc sâu rộng đến như thế.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 7: Những điều trông thấy (Truyện thơ Nôm và Nguyễn Du).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm nhỏ (4-6 HS) và thực hiện những yêu cầu sau: · Hoàn thiện bảng trong SGK trang 58. · Nhận xét về một số nét đặc sắc nghệ thuật của “Truyện Kiều” qua các văn bản đã học. · Qua các văn bản đã học, đã đọc, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Ôn tập kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau: · Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| I. Ôn tập văn bản đọc 1. Bảng SGK trang 58 - GV gợi mở theo PHỤ LỤC 12. 2. Một số nét đặc sắc nghệ thuật của “Truyện Kiều” qua các văn bản đã học. - Tạo được những tình huống xoay quanh các sự kiện giàu kịch tính và dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, hấp dẫn. - Xây dựng và sử dụng kết hợp ngôn ngữ đối thoại, “độc thoại hoá đối thoại”, “độc thoại nội tâm” với lời của người kể chuyện, để miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật một cách sinh động. - Phát huy được sức mạnh tự sự, trữ tình của câu thơ lục bát dân tộc. 3. Một số lưu ý gì khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. - Việc đọc hiểu tác phẩm của tác giả Nguyễn Du, cũng như đọc hiểu tác phẩm của một tác giả lớn nói chung, cần trang bị, vận dụng một số tri thức nền về tác giả có tác dụng định hướng, soi sáng cho việc đọc hiểu tác phẩm (như tri thức về tiểu sử, con người, cuộc đời của tác giả, các thể loại chính trong sáng tác của tác giả,...). - HS tự trang bị và vận dụng được các tri thức này, tìm hiểu kĩ mục từ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du (ngoài ra, cũng khuyến khích tìm hiểu thêm từ những nguồn khác khi có điều kiện). - Với việc đọc một VB (trích) Truyện Kiều, cần lưu ý HS hiểu rõ vị trí của VB trong tác phẩm; vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm của Nguyễn Du (như nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật,...) để đọc, phân tích, đánh giá VB một cách có cơ sở. Với việc đọc hiểu một VB tác phẩm khác (thơ chữ Hán như Độc “Tiểu Thanh kí”, thơ văn chữ Nôm như Văn chiều hôn,...), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể. - Nhan đề “Những điều trông thấy” của bài học này (trích câu thơ của Nguyễn Du: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng) nhằm gợi nhắc bao quát giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, thể hiện “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghỉ suốt ngàn đời” của Nguyễn Du. Vì thế, khi đọc, phân tích, đánh giá bất kì một VB nào của ông, cũng đều nên xem xét ở cả trên hai giá trị không tách rời nhau là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. II. Những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học - Cần đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận. - Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đưa ra cần phải thuyết phục, hợp lí. - Cần bàn luận với những ý kiến trái chiều, nhìn vấn đề ở những khía cạnh khác nhau.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác