Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Em đã từng xem kịch sân khấu chưa? Em thấy tác phẩm kịch trên giấy và được trình diễn trên sân khấu có gì khác nhau?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Hình thức thì văn bản kịch dùng ngôn ngữ để biểu hiện còn sân khấu kịch dùng lời nói, hành động và diễn xuất để thể hiện nội dung.
+ Sân khấu kịch sẽ cho người xem cái nhìn chân thực, cụ thể hơn về nội dung câu chuyện và tính cách của các nhân vật. Ngoài ra, sân khấu kịch còn có sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng và đạo cụ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bi kịch là một thể loại độc đáo, đem lại cho độc giả nhiều góc nhìn về con người, số phận con người trong thế giới này. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Âm mưu và tình yêu để thấy những đặc sắc của bi kịch.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau đây: Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ và tóm tắt nội dung của văn bản “Âm mưu và tình yêu”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm * Tác giả: - Sile (1759-1805) là kịch tác gia vĩ đại, “viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về trời sao”. Cùng với Gớt, Sile là một trong hai ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Đức thế kỷ 18. Tác phẩm kịch gồm có: Những tên cướp (1780), Âm mưu và tình yêu (1784), Người thiếu nữ ở Orleăng (1801), Tinhem Ten (1804).... Sile đã xây dựng thành công những vở kịch có xung đột dữ dội, những nhân vật, tính cách điển hình thể hiện mãnh liệt khát vọng tự do và tinh thần bất khuất chống cường quyền bạo lực. * Tác phẩm: Âm mưu và thù hận - Vở kịch có 5 hồi bằng văn xuôi. Luy-dơ là con gái nhạc công Mile yêu thiếu tả Phéc-đi-năng là con trai Tể tướng Fon Vante. Phu nhân Minfo là tỉnh nhân của Công tước nay đã bị Công tước chán bỏ. Tể tướng bắt ép thiếu tá phải kết duyên cùng phu nhân Minfo để lấy lỏng Công tước. Fecđinăng gặp Minfo nói cho phu nhân biết là chẳng đã có người yêu là nang Luy-dơ, cô vô cùng xấu hổ. Tể tướng làm nhục Luy-dơ, gọi nàng là con đi, mạt sát ông bà Minle. Tể tướng và thiếu tá đẩu khẩu dữ dội. Thiếu tá kiếm tuốt trần, đảm bị thương một số nhân viên pháp đình. Đồng li Vuôm hiến kế bắt giam ông bà Mile. Muốn cửu bố mẹ, Luy-dơ phải viết một bức thư tình gửi cho Thị vệ trưởng Fon Canbơ do chúng đọc. Chúng đưa bức thư tình ấy cho Fecđinăng. Fecđinăng thách Thị vệ trưởng đấu súng làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Đau khổ... Fecđinăng pha thuốc độc bắt người yêu cùng mình uống. Uống xong thuốc độc, Luy-dơ mới nói ra sự thật đau lòng! Cùng lúc ấy, Tể tướng phải nộp minh cho nhân viên pháp định. - Phần văn bản SGK trích Hồi l– Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2, tác phẩm Âm mưu và tình yêu, thể hiện hành động đấu tranh bảo vệ tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số yếu tố của bi kịch (hành động kịch) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng phần chuẩn bị ở nhà: + Hoàn thiệnn hai bảng trong SGK trang 133. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhân vật kịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng phần chuẩn bị ở nhà: + Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này. +Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ, hành động của Luy-dơ. + Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật kịch? Căn cứ vào đâu để kết luận? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
| II. Hành động kịch * Bảng a và b - PHỤ LỤC 24.
II. Nhân vật kịch - Nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng trong truyện xuất hiện với việc ngỗ nghịch, cãi lại thậm chí là muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha nhưng tất cả là vì tình yêu của chàng. Tình yêu bị ngăn cấm khiến chàng không còn lựa chọn nào khác mà phải chống lại cha của mình, vì tình yêu mà chàng không tiếc bất cứ giá nào để có thể cứu người yêu của mình. -> Xung đột giữa hai nhân vật xuất phát từ việc người cha ngăn cấm và châm biếm tình yêu của Phéc-đi-năng - Nhân vật Luy-dơ hiện lên trong vở kịch với những nét tính cách nổi bật: yêu Phéc-di- năng tha thiết, có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, người yêu; tâm hồn thánh thiệnn, một lòng tin yêu cha mẹ và kính Chúa; số phận ngang trái, bị Tể tướng – cha của người yêu đối xử thô bạo, tàn độc;...
|
------------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác