Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…./…../……
TIẾT: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu khảo sát sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học để có thể khai thác sâu hơn những vấn đề ngoài nội dung và nghệ thuật.
Hoạt động 1: Giới thiệu kiểu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đặc điểm kiểu bài văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày quy những hiểu biết của em về văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của hs - GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang hoạt động mới | I. Đặc điểm kiểu bài văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 1. Kiểu bài - Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống. 2. Yêu cầu • Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề. • Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm. • Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều. • Bố cục bài viết gồm ba phần: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề. - Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều. - Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Phân tích bài viết tham khảo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào văn bản Thế nào là sống trọn vẹn và thực hiện những yêu cầu sau: · Người viết có quan điểm như thế nào về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học? · Để làm rõ quan điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận điểm nào? · Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chúng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ. · Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học chưa? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận - GV mời 2 - 3 học sinh trình trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV | II. Phân tích bài viết tham khảo 1. Quan điểm của người viết về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học - Cần sống trọn vẹn từng phút giây cuộc đời. 2. Luận điểm - Luận điểm 1: Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng “chiếc li tràn đầy cuộc sống”. - Luận điểm 2: Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng. 3. Lí lẽ và bằng chứng * Luận điểm 1: Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng “chiếc li tràn đầy cuộc sống”. - Lí lẽ, bằng chứng: Trong suốt cuộc đời, chúng ta đã nhận nhiều như thế, lẽ nào không biết cho đi?...Tình cảm của một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên khi được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình – nhận sự nuôi dưỡng từ thân nhân. Sau đó, đứa trẻ sẽ nhận được sự giáo dục của nhà trường, sự bảo trợ từ xã hội. Lớn lên, nó lao động và ngầm thực hiện một giao kết xã hội giữa quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. * Luận điểm 2: Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng. - Lí lẽ, bằng chứng: Tuy nhiên, nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công, suốt đời cũng không có được điều gì quá lớn để gửi lại thì thế nào? Nếu như vậy, bạn đừng bao giờ nản chí, cứ tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu. Bạn biết không, mỗi viên gạch chẳng làm nên điều gì cả, nhưng nhiều viên gạch nối chồng lên nhau, tạo thành bức tưởng vững chắc có thể dẫn gió, dẫn nước, che sóng, ngăn triều. Cái chúng ta làm ra hôm nay còn dang dở, người sau sẽ tiếp nối. Chỉ cần tận tuỵ với lí tưởng cống hiến của mình, dù thành tựu có nhỏ bé, bạn vẫn là người đã để lại cho cuộc sống một nền móng, một mảng nào đó của một thành tựu lớn lao. 4. Mở bài, thân bài và kết bài của văn bản - Mở bài, thân bài và kết bài của văn bản đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. - Vì: + Mở bài đã giới thiệu tác phẩm văn học và nêu được vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm. + Thân bài đã triển khai luận điểm cùng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí để chứng minh cho vấn đề. + Kết bài đã khẳng định lại vấn đề, đánh giá đóng góp của tác phẩm về vấn đề. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo quy trình
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác