Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…./…../……
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Điền vào phiếu học tập những vấn đề trong cuộc sống mà em đang quan tâm theo từng chủ đề.
- Phiếu khảo sát:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân hoàn thành phiếu khảo sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Cuộc sống luôn vận động không ngừng để phát triển đi lên, cùng với đó sẽ có nhiều vấn đề mới nảy sinh mà con người buộc phải đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài viết Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để chủ động hơn trước mọi biến động và hình thành được những phương pháp, tư duy mới trong quá trình giải quyết những vấn đề của đời sống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc khung Tri thức về kiểu bài và trả lời các câu hỏi sau: · Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài như thế nào? · Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội cần đảm bảo những yêu cầu nào? · Bố cục của bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội gồm những phần nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của HS. - GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.
| 1. Đặc điểm bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng từ quá trình khảo sát thực tế hoặc thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất. - Yêu cầu đối với kiểu bài: · Trình bày đầy đủ, thuyết phục các kết quả nghiên cứu thu nhận được. · Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu. · Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan. · Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,.... - Bố cục: · Tên đề tài/ nhan đề báo cáo · Tóm tắt: Trình bày tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu. · Từ khoá: Nêu từ ba đến năm từ quan trọng liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Mở đầu + Nêu vấn đề nghiên cứu. + Trình bày lí do chọn đề tài. + Nêu câu hỏi nghiên cứu. + Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu chính. - Nội dung + Trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài. + Trình bày kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp hoặc/ và kết quả thực nghiệm (trích dẫn phù hợp, đúng quy cách; sử dụng các phương tiện hỗ trợ để làm rõ kết quả nghiên cứu (bảng biểu, sơ đồ,...). - Kết luận + Tóm lược nội dung bài viết, khẳng định ý nghĩa, giá trị của kết quả nghiên cứu. + Gợi mở hướng phát triển của đề tài (nếu có). - Tài liệu tham khảo: Trình bày danh mục tài liệu tham khảo: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/ tạp chí (theo trình tự A, B, C). - Phụ lục (nếu có). |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Phân tích bài viết tham khảo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm. Dựa vào báo cáo Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số vùng Đông Bắc Việt nam và thực hiện những yêu cầu sau: Nhóm 1: · Văn bản trên gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần. · Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu nào? Kết quả nghiên cứu có lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu không? Hãy lí giải. Nhóm 2: · Vì sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm? · Ý nghĩa của việc lí giải kết quả khảo sát hoặc thực nghiệm là gì? Nhóm 3: · Danh mục các tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa? · Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên sau khi đọc văn bản trên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận - GV mời 2 - 3 học sinh mỗi nhóm trình trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV | 2. Phân tích bài viết tham khảo * Văn bản gồm 3 phần: - Mở đầu: Vấn đề nghiên cứu, lí do nghiên cứu và nêu nhiệm vụ, phương pháp và phạm vi nghiên cứu đề tài. - Nội dung nghiên cứu: nêu cơ sở lí luận, trình bày kết quả khảo sát, lí giải và phân tích ý nghĩa của các dữ liệu. đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực tế. - Kết luận: tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày danh mục tài liệu tham khảo. * Câu hỏi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu - Thực trạng công tác bảo tồn chim ở các khi bảo tồn như thế nào? => Kết quả: · Còn nhiều bất cập. · Về cơ cấu tổ chức: cơ chế tổ chức và công tác quản lý còn nhiều thách thức và hạn chế như hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính ở Cham Chu, Bắc mê. Các khu bảo tồn được khảo sát đều chỉ có ranh giới trên bản đồ chứ chưa có cột mộc đánh dấu. · Về công tác nghiên cứu khoa học và điều tra, khảo sát: không có kinh phí, nguồn nhân lực, phần lớn kết quả khảo sát đều do các cơ quan khoa học ở Trung ương hoặc Đại học Thái Nguyên triển khai nhưng không bàn giao lại… · Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chủ yếu bằng các Pa-nô, áp phích… · Việc phát triển du lịch sinh thái - Có giải pháp nào để quản lí đa dạng chim nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung? => Kết quả: · Xây dựng thể chế, chính sách, phù hợp và đặc thù cho các khu bảo tồn. · Tăng cường nhân lực và tài chính cho các khu bảo tồn. · Triển khai dự án xác định và đóng mốc ranh giới ở hiện trường. · Triển khai các hoạt động điều tra, quan trắc đa dạng sinh học. · Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học. · Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động canh tác gây ô nhiễm môi trường tại khu vực xung quanh, các hoạt động khai thác mỏ, đả và khai thác lâm, thuỷ sản trái phép. · Phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng để tăng cường tài chính cho các hoạt động quản lí, bảo tồn cũng như nâng cao sinh kể của người dân địa phương. · Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường. => Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã lần lượt trả lời vào trọng tâm của hai câu hỏi nghiên cứu rất đầy đủ và chỉ tiết. * Ý nghĩa của việc lí giải kết quả khảo sát hoặc thực nghiệm - Cần trình bày phương pháp nghiên cứu để người đọc hiểu rõ kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi phương pháp nào, có phù hợp hay không. Mỗi nghiên cứu có thể chỉ có kết quả tin cậy trong một phạm vi nhất định, một thời điểm nhất định, do vậy, cần nêu rõ phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm. * Danh mục các tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách chuẩn APA. * Lưu ý cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên - Số liệu phải khách quan, chính xác dựa trên những nghiên cứu thực tế. - Nhận định phải khách quan, đúng đắn. - Giải pháp đưa ra phải phù hợp, mang tính khả thi để giải quyết vấn đề. |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác