Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9 văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 11 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 9:

  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  • Nhận biết và sửa được một số kiểu lỗi về thành phần câu.
  • Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  • Biết thảo luận, tranh luận một cách có hiệu quả và có văn hoá về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
  • Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: NGÔI NHÀ TRANH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU Ở BẾN NGỰ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu: Nêu hiểu biết của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu: Nêu hiểu biết của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu, người được mệnh danh là “Ông già bến Ngự”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi ý:

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước.

+ Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân. Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập

+ Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp. Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.

+ Giới thiệu bài học: Phan Bội Châu là “ bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr 70). Tên tuổi của Ông gắn với cuộ đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 25 năm đầu thế kỉ XX. Phong trào Đông du của ông tuy thất bại nhưng đã thể hiện được tư duy mới mẻ về con đường cách mạng đồng thời cho thấy lòng yêu nước nồng nàn của người anh hùng này. Vì thế, ông trở thành tấm gương cho rất nhiều những thanh niên trẻ tuổi. Trong buổi học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự để có thêm nhiều hiểu biết về điều này nhé.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Những chân trời kí ức.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những chân trời kí ức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Những chân trời kí ức.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 9.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Những chân trời kí ức bao gồm các văn bản truyện kí.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

Truyện kí

Tôi đã học tập như thế nào?

Truyện kí

Xà bông “Con Vịt”

Truyện kí

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố khái niệm và đặc điểm truyện kí.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm truyện kí.
  2. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về khái niệm truyện kí.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin về trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau:

+ Trình bày khái niệm và đặc điểm của truyện kí.

+ Trình bày về sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, lấy ví dụ trong một văn bản cụ thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- Ghi lên bảng.

- GV bổ sung kiến thức:

 

II. Tri thức ngữ văn

1. Truyện kí

-   Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí.

-   Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh.

-   Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.

2. Sự kết hợp giữ phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí

-   Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội,... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm,... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc,...

-   Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ,... (gọi chung là “thành phần không xác định”).

Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được đặc điểm của văn bản nhiểu chủ đề, nắm bắt được thông tin tác giả, tác phẩm và đặc điểm của thể hát nói.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau đây:

·    Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Vỹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

·    Nêu một số nét cơ bản về xuất xứ và nội dung chính của văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.

·    Bến Ngự là địa danh gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả Nguyễn Vỹ

- Nguyễn Vỹ (1912? – 1971) là nhà báonhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

- Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.

- Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.

2. Xuất xứ và nội dung chính

- Tuấn – chàng trai nước Việt là một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn gồm 45 chương, ghi lại theo trình tự thời gian những “chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX. Trong Lời nói đầu với nhan đề Bạn đọc thân yêu (1969), Nguyễn Vỹ đã nói rõ mục đích và quan niệm của ông khi viết tác phẩm này.

- Văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự trích từ Chương 20: 1927 của tác phẩm Tuấn – chàng trai đất Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Văn bản thuật lại việc Tuấn và Quỳnh - một người bạn học của Tuấn – đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927.

3. Địa danh bến Ngự

 

- Bến Ngự một bến sông dưới chân núi Ngự Bình, bờ Nam (hữu ngạn) sông Hương thuộc địa phận xã An Cựu, thành phố Huế cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Núi Ngự cùng với sông Hương tạo thành cặp địa danh (Sông Hương – Núi Ngự) sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng, điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Huế.

- Ngày nay, ngôi nhà ba gian của cụ Phan Bội Châu – nơi cụ sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp (1925 – 1940) thuộc Khu lưu niệm Ông Già Bến Ngự, số 15 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận xét những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung VB

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự và trả lời câu hỏi:

·    Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản.

·    Theo bạn, câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào trong viêc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự kết hợp phi hư cấu – hư cấu trong văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 nhóm, thực hiện các yêu cầu sau:

·     Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng trong SGK trang 83.

·     Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Nhân vật cụ Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai? Ngôi kể và điểm nhìn ấy có ưu thế gì so với việc sử dụng các ngôi kể và điểm nhìn khác?

+Có thể xem nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” hay không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Nhận xét những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung VB

1. Tóm tắt nội dung câu chuyện

- VB thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và con người của cụ Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên HS, các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.

2. Ý nghĩa của câu chuyện đối với viêc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ

- Ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội,… trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.

 

 

 

 

 

II. Sự kết hợp phi hư cấu – hư cấu trong văn bản

1. Một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định).

- GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 21.

2. Tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong văn bản.

- Tác dụng của thành phần xác định: Bảo đảm tính xác thực theo nguyên tắc phi hư cấu để khi cần, người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng,...

- Tác dụng của thành phần không xác định khi được sử dụng kết hợp ở mức độ cho phép: Bù lấp những khoảng trống bảo đảm sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, làm cho VB tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ,...

→ Cũng như trong truyện kí nói chung, tác dụng của phi hư cấu trong VB trên là tác giả “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, bảo đảm tính xác thực về sự việc, nhân vật, câu chuyện được kể. Riêng với VB trên và Tuấn - chàng trai nước Việt còn có thêm tác dụng ghi chép, lưu giữ sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến một quãng đời của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Yếu tố hư cấu được sử dụng đan xen, giúp cho nhân vật, bối cảnh thêm sống động, gia tăng cảm giác, ấn tượng về tính xác thực.

III. Phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

1. Ngôi kể và điểm nhìn của văn bản

- Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri tuy không có được khả năng biết tất cả, bao quát tất cả như ngôi thứ ba toàn trị, song khả năng bao quát hiện thực đời sống cũng cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Đây là ngôi kể có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực cần phải có khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ như đã nêu trong SGK.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của HS, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là điều mà điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba không có được.

2. Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” vì

- Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật, mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

- Nhân vật Phan Bội Châu trong VB là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

- Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9 văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay