Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 7 Văn bản 3: Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Kính gửi Cụ Nguyễn Du. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 3: KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc; vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc; vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
  1. Phẩm chất
  • Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Kính gửi cụ Nguyễn Du.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Nếu được gửi một lời nhắn đến Đại thi hào Nguyễn Du, em sẽ gửi gắm điều gì? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để chia sẻ: Nếu được gửi một lời nhắn đến Đại thi hào Nguyễn Du, em sẽ gửi gắm điều gì? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi ý: Có thể nhắn gửi lời cảm ơn tới Đại thi hào của dân tộc vì đã tạo ra một thiên truyện thơ độc đáo, trở thành tinh hoa của văn học Việt Nam suốt hàng thế kỉ…, cám ơn sự đóng góp của ông vào việc làm phong phú hơn tiếng nói dân tộc, làm giàu đẹp hơn cho kho tàng văn học – văn hóa Việt Nam.

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du để bồi đắp thêm sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với đại thi hào dân tộc nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu chung những thông tin cơ bản về văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau đây:

·    Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó góp ích gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

- Bài thơ sáng tác vào tháng 11 năm 1965, có liên quan đến:

+ Chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung, vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;

+ Năm dân tộc ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt, cuộc kháng chiến để giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà;

+ Năm Việt Nam và thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du.

=> Những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ như trên giúp người đọc hiểu được lí do, thôi thúc tác giả sáng tác, hiểu đúng cảm hứng chủ đạo cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả. Chẳng hạn, phải hiểu hoàn cảnh sáng tác bài Kính gửi cụ Nguyễn Du như vừa nêu, mới hiểu bài thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca lí tưởng nhân đạo của dân tộc qua thơ Nguyễn Du; hoặc mới hiểu đúng thông điệp từ bài thơ: Cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của người Việt Nam hôm nay (thời điểm bài thơ ra đời) luôn có sự đồng hành của các thế hệ cha ông và các giá trị truyền thống.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được những nội dung đặc sắc của văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung, chủ đề của văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, trả lời những câu hỏi sau:

·    Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao?

·    Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.

·    Trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Vận dụng tri thức và hiểu biết để đánh giá về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (think – pair – share) trả lời những câu hỏi sau:

·    Bài thơ giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Em hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra Kết luận.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

I. Nội dung và chủ đề của văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du

1. Câu thơ có khả năng bao quát toàn bài

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều

Vì: Bài thơ có hai nội dung lồng vào nhau: Nhớ ơn Nguyễn Du và thương thân nàng Kiều. Câu thơ trên thâu tóm được cả hai nội dung đó.

2. Chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “ta” – bạn đọc tri âm của Nguyễn Du (xuất hiện ở cuối bài thơ: Hội người xưa của ta nay...). “Ta” không chỉ là tác giả Tố Hữu mà bao gồm tất cả những ai yêu quý, biết ơn Nguyễn Du, hiểu đúng giá trị vượt thời gian trong các tác phẩm của ông. Đó cũng là cái “ta” nhân danh cộng đồng dân tộc và thời đại “ra trận” chống thực dân, để quốc xâm lược.

- Chủ đề của bài thơ: Sức sống mãnh liệt vượt thời gian trong tác phẩm của Nguyễn Du/ Cuộc đồng hành của thơ văn Nguyễn Du với dân tộc, nhân dân trong thời đại chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do, mang lại hạnh phúc cho con người.

3. Cảm nhận về đoạn thơ

- Hai dòng đầu khẳng định, ngợi ca sức lay động mãnh liệt (động đất trời) của thơ Nguyễn Du, tiếng thơ ấy vang vọng lời non nước suốt cả ngàn thu.

- Hai dòng thơ sau khẳng định sức sống vĩnh cửu của thơ ca và tấm lòng của Nguyễn Du, tiếng thơ của ông có tác dụng nuôi lớn tâm hồn và thân thiết như lời ru của mẹ.

=> Cảm nhận về tình cảm của tác giả và chủ thể trữ tình dành cho Nguyễn Du: dựa vào từ ngữ, hình ảnh, cách ví von có tác dụng biểu đạt, truyền tải tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

II. Đánh giá chung về văn bản

1. Nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông

- Nguyễn Du là một người có tấm lòng yêu thương, cao cả và vị tha. Trong một xã hội phong kiến đầy ngang trái bất công với người tài hoa, người phụ nữ, ông dùng Truyện Kiều như để lên tiếng cho thân phận người phụ nữ hẩm hiu, khổ đau vì bị nhưng thế lực tàn bạo vùi dập. Tiếng nói ấy cất lên còn là để nói cho chính số phận hẩm hiu của mình bởi Nguyễn Du cũng là người tài hoa bạc mệnh.

- Cuộc đời lận đận nhưng tấm lòng Nguyễn Du luôn rộng mở, luôn luôn yêu thương con người và cổ vũ cho những khát khao, hạnh phúc của con người trong tình yêu, trong cuộc đời…

- Tác phẩm của Nguyễn Du quả là kết tinh tuyệt vời nhất của tinh hoa văn hóa dân tộc, không chỉ góp phần làm phong phú ngôn ngữ dân tộc mà còn hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam từ ngàn đời. Truyện Kiều có sức lay động lòng người sâu xa, có sức sống mạnh liệt qua nhiều thế hệ…

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Qua bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu đã bày tỏ tấm lòng, sự tri ân đến những đóng góp của Nguyễn Du đối với nền văn học nước nhà cùng với kiệt tác Truyện Kiều. Từ đó, người đọc càng thấu hiểu hơn về tấm lòng của Nguyễn Du và những giá trị sâu sắc của Truyện Kiều.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ: lục bát truyền thống.

- Giọng điệu: nhẹ nhàng, sâu lắng, trữ tình nhưng cũng có khi hào sảng, hào hùng.

- Ngôn ngữ giản dị, hàm súc, mà vẫn giàu ý nghĩa gợi cảm.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tác giả sáng tác bải thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du ở địa danh nào?

A. Huyện Nghi Xuân.

B. Huyện Hậu Lộc.

C. Huyện Tĩnh Gia.

D. Huyện Thọ Xuân.

Câu 2: Tình cảm mà Tố Hữu gửi gắm trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du là gì?

A. Bày tỏ niềm thương cảm với cuộc đời nàng Kiều.

B. Bày tỏ niềm xót thương với cuộc đời của đại thi hào.

C. Bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của Nguyễn Du.

D. Cùng với nỗi thương cảm nàng Kiều, tác giả cũng vô cùng cảm thông với nỗi niềm chua xót của đại thi hào.

Câu 3: Nhận xét về giọng điệu của bài thơ:

A. U buồn, sâu lắng.

B. Trữ tình, nhẹ nhàng.

C. Ấm áp và hào hùng.

D. Hào sảng, dữ dội.

Câu 4: Thời điểm sáng tác bài thơ là ngày 1/11/1965 có gì đặc biệt?

A. Ngày quân ta toàn thắng trở về.

B. Ngày giải phóng miền Bắc, chiến thắng thực dân Pháp.

C. Ngày cả nước có chiến tranh, miền Bắc đã bước vào năm thứ hai chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

D. Ngày cả nước có chiến tranh, miền Bắc đã bước vào năm thứ hai chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chiến sự đặc biệt ác liệt là từ Thanh Hóa vào đến Quảng Bình, Quảng Trị.

Câu 5: Những câu thơ sau không thể hiện ý nghĩa gì?

Mai sau dù có bao giờ

Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay

Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

Hai trăm năm lại càng say lòng người

A. Khẳng định sức sống vượt thời gian của những câu Kiều.

B. Khẳng định sự lay động lòng người của Truyện Kiều.

C. Thể hiện sự thương cảm cho số phận của nàng Thúy Kiều.

D. Thể hiện sự yêu mến của người đời sau dành cho Truyện Kiều.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 7 Văn bản 3: Kính gửi Cụ Nguyễn Du

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Kính gửi Cụ Nguyễn Du, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay