Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 8 Văn bản 1: Nguyệt Cầm

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Nguyệt Cầm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 11 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 8:

  • Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.
  • Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.
  • So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
  • Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
  • Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
  • Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.
  • Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
  • Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: NGUYỆT CẦM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.
  • Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản Nguyệt Cầm.
  • Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản Nguyệt Cầm.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Nguyệt cầm.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Theo dõi đoạn video chơi đàn Nguyệt và nêu cảm nghĩ về việc kết hợp nhạc cụ truyền thống với âm nhạc hiện đại.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Theo dõi đoạn video chơi đàn Nguyệt và nêu cảm nghĩ về việc kết hợp nhạc cụ truyền thống với âm nhạc hiện đại.

- Link: https://www.youtube.com/watch?v=VxDcvVwttuA (Chiếu từ 0:22 đến 1:45).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi ý:

+ Đàn Nguyệt (Nguyệt cầm) có xuất xứ từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam. Sự kết hợp giữa đàn Nguyệt với giai điệu EDM bắt tai lôi cuốn người nghe, vừa là một cách đưa con người về với những giá trị xưa cũ và giúp người nghe dễ tiếp nhận hơn…cho thấy sự dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Nguyệt cầm để hiểu hơn về chủ đề này nhé.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Cái tôi – thế giới độc đáo.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Cái tôi – thế giới độc đáo.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Cái tôi – thế giới độc đáo.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 8.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Cái tôi – thế giới độc đáo bao gồm các văn bản thơ trữ tình.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Nguyệt cầm

Thơ

Thời gian

Thơ

Gai

Thơ

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố đặc điểm của thơ trữ tình.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến đặc điểm của thơ trữ tình.
  2. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về đặc điểm của thơ trữ tình.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin về trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau:

+ Tượng trưng là gì?

+ Trình bày đặc điểm cơ bản được nêu ở phần Tri thức ngữ văn về thơ trữ tình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, lấy ví dụ trong một văn bản cụ thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV bổ sung kiến thức:

 

II. Tri thức ngữ văn

1. Tượng trưng

- Tượng trưng là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng.

2. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình

- Là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới.

- Trong nhiều trường hợp, yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình còn gắn với sự đề cao nhạc tính của thơ (sức gọi cảm của nhịp thơ, vần, thanh điệu,...) và sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp của các ấn tượng thính giác, thị giác, xúc giác,...).

2. Hình thức và cấu tứ trong thơ trữ tình

- Hình thức: là tổng hoà của thể thơ, câu thơ, lời thơ, giọng điệu, nhịp, vần, hình ảnh,... trong thơ trữ tình. Tất cả được lựa chọn, liên kết để thể hiện chủ đề, tư tưởng chung của tác phẩm.

- Cấu tử:là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình.

Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc trưng của thơ trữ tình, một số thông tin về tác giả - tác phẩm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau đây:

·    Nêu một số nét cơ bản về tác giả Xuân Diệu.

·    Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ“Nguyệt cầm”.

·    Nêu một vài hiểu biết của em về đàn Nguyệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Xuân Diệu

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu mang đến cho thơ ca Việt Nam những cảm nhận mới mẻ về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: sự kết hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đáo mang màu sắc tượng trưng,...

- Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX.

2. Tác phẩm

- Về bối cảnh bài thơ ra đời thì giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bôđơle).

- Và thời điểm này cũng chính là thời điểm bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu ra đời. Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Baudelaire và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

3. Nguyệt cầm

- “Nguyệt” có nghĩa là trăng, “Cầm” có nghĩa là cây đàn, vì vậy Nguyệt cầm có nghĩa là cây đàn nguyệt. Đây là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”.

Hoạt động 4: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản Nguyệt cầm. Phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nguyệt cầm.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nguyệt cầm và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích những yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 -6 HS), thực hiện yêu cầu:

·    Hoàn thiện bảng trong SGK trang 62. Từ đó, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề “Nguyệt cầm”.

·    Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này. Từ đó xác định cấu tử của bài thơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đánh giá những giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức thể hiện.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Nguyệt cầm và trả lời câu hỏi:

·    Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), (khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

·    Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

·    Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Từ đó, nhận xét về nhạc điệu của bài thơ và mô tả hình dung của bạn về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Những yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình

1. Bảng SGk trang 62

- GV gợi mở theo PHỤ LỤC 13.

- Nhận xét về sự kết hợp giữa các cảm giác: Không gian trong trẻo, vắng lặng, càng về cuối càng sáng, bao la, lộng lẫy; âm thanh trong vắt; cảm giác lạnh lẽo rợn người; hình ảnh nửa hư, nửa thực;... Sự giao thoa cảm giác đó mang lại sự hàm súc cho câu thơ, khuấy động tất cả các giác quan của người đọc, giúp người đọc hình dung một thế giới nghệ thuật với nhiều cung bậc, chiều kích khác nhau.

- Nhan để “Nguyệt cầm”: Sự kết hợp giữa nguyệt (ánh trăng – ấn tượng thị giác) và cầm (đàn ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cầm (đàn nguyệt, một loại đàn dây cổ).

2. Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối.

- Hình ảnh người phụ nữ trong khổ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thứ ba và sao Khuê ở khổ thứ tư: Đó là hình ảnh những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên (người con gái vô danh qua đời khi tuổi còn trẻ, người phụ nữ chơi đàn tì bà trên bến sông Tầm Dương trong Tì bà hành của Bạch Cư Dị thời trẻ dập dìu kẻ đưa người đón nhưng sau đó bị quên bỏ, sống cô độc bên bến sông; sao Khuê là biểu tượng của tài hoa văn chương nghệ thuật, ngôi sao nắm giữ vận mệnh của các bậc văn nhân).

- Ý nghĩa tượng trưng: Cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Hình tượng tổng quát kiến tạo nên cấu tử bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

II. Những giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức thể hiện.

1. Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), (khổ 4…

- Cảm giác “lạnh” (khổ 1) và “ghê như nước” (khổ 3) có thể đến từ dây đàn kim loại (cảm nhận xúc giác của người chơi đàn khi chạm vào dây đàn) hoặc cũng có thể đến từ âm sắc trong vắt, cao vút của tiếng đàn (cảm nhận thính giác của chủ thể trữ tình khi lắng nghe tiếng đàn cất lên trong đêm vắng). Tiếng đàn chậm rãi, buông từng nốt ở khổ 1 (tạo cảm giác lạnh đột ngột) và nhanh, réo rắt ở khổ 3 (tạo ấn tượng như dòng nước chảy).

- Cảm giác “rung mình” (khổ 2) đến từ sự mờ nhoè của “bóng sáng”, đó có thể là bóng trăng mờ ảo, huyền hoặc trong không gian đêm khuya (cảm nhận xúc giác của bóng trăng chuyển hoá thành cảm nhận xúc giác của chủ thể trữ tình).

- Cảm giác “rợn” (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình khi bốn bể xung quanh là “ánh nhạc: biển pha lê tràn ngập ánh sáng (cảm nhận thị giác) và tràn ngập một dòng âm thanh trong trẻo như pha lê với tiết tấu nhanh, hối hả (cảm nhận thính giác).

2. Cảm xúc của chủ thể trữ tình

- GV gợi mở theo bảng PHỤ LỤC 14.

3. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu của bài thơ

- Thể thơ thất ngôn, từ ngữ mang màu sắc cổ điển, nhiều từ Hán Việt và nhiều hình ảnh lấy từ văn học cổ, nhịp 4/3 cổ điển, vần chân, vần chính, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, inh, anh, ê).

=> Tất cả tạo nên âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.

III. So sánh được hai VB văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau, liên tưởng mở rộng vấn đề hiểu sâu hơn VB được đọc

- Một số hình ảnh trăng và đàn trong văn học:

+ Trích Truyện Kiều ­- Nguyễn Du

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

=> Trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác thường bổ trợ cho nhau, nhưng không hòa nhập, vẫn tách biệt. Nét độc đáo của hình ảnh “trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh” là trăng và đàn giao hòa vào nhau (không tồn tại độc lập), trăng nhập vào dây đàn như thể linh hồn nhập vào xác; trăng mang lại sự sống và linh hồn cho đàn.

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 8 Văn bản 1: Nguyệt Cầm

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Nguyệt Cầm, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay