Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 3: NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Kể tên những dòng sông nổi tiếng mà em biết và hãy chia sẻ những kỉ niệm của em với dòng sông quê hương.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
Sông Sein – Pháp |
Sông Mekong
|
Sông Nin – Châu Phi
|
Sông Hằng - Ấn Độ
|
+ Kỉ niệm với dòng sông quê hương: câu cá, tắm mát, thả diều trên con đê cạnh dòng sông… dù là kỉ niệm của em là gì thì cũng đều là những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi thơ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thiên nhiên muôn đời này vẫn là người bạn thiết thân của các văn sĩ nói chung và những nhà văn Việt Nam nói riêng. Bởi vậy, hình ảnh thiên nhiên của non sông đất nước đi vào những trang văn của các tác giả văn học thật đáng yêu đáng mến biết nhường nào. Những dòng sông Việt Nam trong văn học cũng được nhìn nhận dưới vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình quyến rũ đến kì lạ. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Nhớ con sông quê hương để cùng khám phá vẻ đẹp của dòng sông trong văn học nhé!
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau: + Trình bày những thông tin về nhà thơ Tế Hanh.
+ Xác định và xuất xứ và nội dung chính của văn bản “Nhớ con sông quê hương”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. - Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương là chính nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. - Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến, ông vẫn luôn tiếp tục sáng tác dồi dào bền bỉ sau Cách mạng. - Được mệnh danh là nhà thơ gắn bó với quê hương đất nước, những sáng tác của Tế Hanh luôn chân thật và gần gũi. Ông là một trong những nhà thơ thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng Tháng Tám với những bài thơ giàu xúc cảm về tình yêu quê hương đất nước. 2. Văn bản - Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác vào năm 1956, thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Với tất cả nỗi nhớ và niềm yêu thương quê hương nên Tế Hanh đã sáng tác nên bài thơ Nhớ con sông quê hương. - Nội dung chính: bài thơ là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và phân tích nội dung của văn bản Nhớ con sông quê hương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm, trả lời những câu hỏi sau + Xác định chủ thể trữ tình và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên. + Bạn có cảm nhận thế nào về hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ? + Nêu tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện nhóm trung tâm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật từ văn bản “Nhớ con sông quê hương”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu và phân tích nội dung của văn bản Nhớ con sông quê hương 1. Chủ thể trữ tình và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ - Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “tôi”, “chúng tôi” – người lưu giữ kí ức gắn bó với con sông quê hương từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, sống xa quê. - Tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong VB thơ là tình yêu mến và niềm thương nhớ quê hương qua hình ảnh con sông của một người con xa quê. Tình cảm, cảm xúc ấy thể hiện qua việc các hình ảnh, từ ngữ miêu tả, gợi nhắc kỉ niệm trìu mến, thiết tha về con sông qua những câu thơ chứa chan cảm xúc: “Hơi con sông đã tắm cả đời tôi!” hoặc “Tôi giơ tay ôm nước vào lòng / Sông mở nước ôm tôi vào dạ”. 2. Hình ảnh con sông quê hương trong văn bản - Trong sáng, thân thương, sống động, không thể phai mờ trong tâm trí trẻ thơ. - Hình ảnh con sông càng đẹp khi được miêu tả qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. 3. Yếu tố tự sự - Được thể hiện đan xen với trữ tình, có những dòng tự sự, gợi nhắc thời gian, sự việc theo lối tự thuật: “Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm kẻ khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cần súng xa nhà đi kháng chiến” - Tác dụng của các dòng thơ mang yếu tố tự sự là gắn kết các mốc thời gian, sự việc với nhau theo một trình tự nương theo dòng chảy thời gian cuộc đời. Yếu tố tự sự gắn với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cho thấy tình yêu và nỗi nhớ con sông quê không nguôi, cứ lớn thêm, sâu thêm theo năm tháng, cuộc đời. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông. 2. Nghệ thuật - Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc. - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm. - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác