Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1 Viết: Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Viết: Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…../…../…..

Ngày dạy:…./…../……

TIẾT: VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ LỒNG GHÉP MỘT HAY NHIỀU YẾU TỐ NHƯ MIÊU TẢ, TỰ SỰ, BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:

  • Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
  • Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề
  • Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp
  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trong việc tạo lập văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
  • Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, tạo tâm thế tích cực cho HS khi bước vào bài học Viết bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  3. Nội dung: GV yêu cầu học sinh huy động tri thức nền về thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
  5. Tổ chức dạy học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo kĩ thuật KWL

K (Điều em đã biết)

W (Điều em muốn biết -điều em hỏi)

L (Điều em học )

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá

- Gợi mở:

 

 

K (Điều em đã biết)

W (Điều em muốn biết -điều em hỏi)

L (Điều em học )

Những lí thuyết có liên quan đến dạng bài thuyết minh.

Tác dụng của văn bản thuyết minh hoặc những yếu tố được đan cài?

Quy trình viết một văn bản thuyết minh.

- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn thuyết minh

  1. Mục tiêu: Nhận biết được quy trình làm bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được các bước khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quy trình viết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày quy trình viết một bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận bằng sơ đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ được giao

- GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của hs

- GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang hoạt động mới

1. Quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc.

+ Đề tài: được nhiều người quan tâm, có điểm riêng, hấp dẫn.

+ Mục đích:

·   Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì?

·   Người đọc văn bản này là ai?

- Thu thập tư liệu: phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung, vận dung các kĩ năng thu thập tư liệu để thực hiện thao tác này.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý: Quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập thông tin qua nhiều phương tiện.

Lập dàn ý: sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí với ba phần Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Bước 3: Viết bài

Bám sát vào đối tượng cần thuyết minh.

-  Làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng, sắp xếp nội dung hợp lí và chú ý lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.

- Đưa nhận xét, đánh giá, cái nhìn khách quan.

- Thông tin cần chính xác, phong phú,

- Tránh lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Đọc lại bài viết và tự đánh giá, chỉnh sửa theo bảng kiểm trong SGK trang 28 – 29.

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

  1. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi làm bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích bài viết tham khảo

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào văn bản Quy trình làm một chiếc nón lá và thực hiện những yêu cầu sau:

·      Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp thoe trình tự nào?

·      Chỉ ra các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản.

·      Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào? Tác dụng là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận

- GV mời 2 - 3 học sinh trình trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 

 

II. Phân tích bài viết tham khảo

1. Trình tự của bài viết Quy trình làm một chiếc nón lá.

(1) Giới thiệu đối tượng của bài thuyết minh: quy trình làm nón lá.

(2) Giới thiệu các công đoạn làm ra sản phẩm.

(3) Giới thiệu nguyên liệu làm ra sản phẩm.

(4) Các thao tác của quy trình làm nón.

+ Dựng khuôn nón.

+ Lợp lá nón.

+ Chằm nón.

(5) Đánh giá và nêu cảm nhận chung về đối tượng.

2. Các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản

 

----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1 Viết: Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Viết: Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay