Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9 văn bản 2: Tôi đã học tập như thế nào

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Tôi đã học tập như thế nào. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: TÔI ĐÃ HỌC TẬP NHƯ THẾ NÀO?

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tôi đã học tập như thế nào?
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/ buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/ buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Những năm tháng là học sinh Tiểu học chính là giai đoạn chúng ta ngây thơ và hồn nhiên nhất, những kỉ niệm thời học sinh luôn là những kỉ niệm tươi đẹp nhất, có vui có buồn nhưng đều đáng trân trọng và ghi nhớ…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”, việc học tập là việc quan trong cả đời, tri thức của nhân loại là bao la vô tận, tìm ra được một phương pháp, một cách thức học hiệu quả chính là chìa khóa để dẫn lối chúng ta đến với một chân trời mới. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Tôi đã học tập như thế nào? để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm của văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện những yêu cầu sau:

+ Trình bày những hiểu biết của em về tác giả M.Go-rơ-ki.

 

 

 

 

 

 

+ Nêu xuất xứ văn bản “Tôi đã học tập như thế nào?”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 II. Tìm hiểu chung về văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

1.  Tác giả

- M. Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn Nga, nhà hoạt động văn hoá xã hội lỗi lạc, họ tên thật là A-lếch-xây Mác-xim-mô-vích Pê-xcốp (Aleksey Maximovich Peshkov).

- M. Go-ro-ki sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo, từng trải qua một thời ấu thơ nhiều cay đắng, tủi nhục. Mười tuổi, Pê-xcốp đã mồ côi cả cha và mẹ, phải sống với ông bà ngoại; khi cảnh nhà sa sút, ông phải bỏ học, tự lực kiếm sống bằng nhiều nghề.

- Tuy hoàn cảnh sống chật vật, gian khổ nhưng ông rất ham đọc sách, đặc biệt là sách văn học.

- Những trải nghiệm sâu sắc trong đời sống và qua những trang sách đã góp phần giúp ông vươn lên thành một nhà văn lớn.

- Sáng tác của ông rất đa dạng với nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, văn chính luận, lí luận, phê bình văn học.... Thể loại nào ông cũng có những đóng góp quan trọng: Thời thơ ấu (1913 – 1914), Kiếm sống (1915 – 1916), Tôi đã học tập như thế nào? (1917), Những trường đại học của tôi (1923) đều là những tác phẩm nổi tiếng của ông.

2. Văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

- Tôi đã học tập như thế nào? do dịch giả Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Nga, in trong Tuyển tập truyện ngắn M.Go-rơ-ki tập 2.

- Đây là tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố truyện (hư cấu) và yếu tố kí (phi hư cấu).

- Theo một số tài liệu, M. Go-rơ-ki đã viết một số tác phẩm về cuộc đời của ông như Thời thơ ấu, Kiếm sống, Tôi đã học tập như thế nào?,... khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, với sự gợi ý của V. Lê-nin.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá đặc điểm của thể loại truyện kí thông qua văn bản Tôi đã học tập như thế nào?.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đã học tập như thế nào?.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi đã học tập như thế nào? và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS), trả lời những câu hỏi sau:

+ Tóm tắt nội dung văn bản bằng sơ đồ.

+ Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò truyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp?

+ Bạn có nhận xét gì về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhận xét những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 nhóm, trả lời câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc tranh đấu giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy?

+ Nhóm 2: Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Phân tích sự khác biệt về nhận thức của nhân vật chính và nhận thức của tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau:

+ Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt.

+ Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật từ văn bản “Tôi đã học tập như thế nào?”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

1. Tóm tắt nội dung văn bản

- GV gợi mở theo sơ đồ ở PHỤ LỤC 22.

2. Tác động của sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò truyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp

- Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các HS trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pê-xcốp.

- Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học trước các thầy giáo và bạn học.

- Pê-xcốp cũng tự phát hiện ra cái phần không phải “con thứ” trong chính mình.

3. Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện

- Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục với Pê-xcấp cùng các HS trong lớp có mấy điểm đáng lưu ý:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó;

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp;

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp nghe được tiếng nói, tâm tình của Pê xcấp và các HS cùng lớp với cậu bé;

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê-xcấp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết, nổi bật.

II. Nhận xét những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản

1.  Cuộc đấu tranh giữa phần “người” và phần “thú” trong Pê-xcốp

- Phần “thú” (hay “con thú”): Phần non nớt, bản năng, hoang dã, thậm chí “man rợ”,...

- Phần “người” (hay “con người”): Phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng (phần “quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”). Ở đó có lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những gì tốt đẹp, xứng đáng với con người

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh: Nhờ học qua trường đời, cuộc sống cần lao và qua sách, Pê-xcốp hiểu ra sự đối lập và cuộc đấu tranh không dễ dàng giữa phần “thú” và phần “người”. Cậu luôn khao khát chiến thắng phần “con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

- Con đường ấy được ví với việc bước dần lên những bậc thang như một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một “bậc thang nhỏ” nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

2. Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản và sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm

- Một số điểm khác biệt về nội dung và hình thức: GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 23.

- Về sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm: đọc kĩ sẽ thấy sự khác biệt trên không hề phá vỡ tính thống nhất chỉnh thể mà còn cho thấy sự đa dạng của các môi trường/ hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thứ” và phần “người” ở các môi trường khác biệt; đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể. Đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M. Go-rơ-ki.

III. Phân tích sự khác biệt về nhận thức của nhân vật chính và nhận thức của tác giả

- Có một khoảng cách khá xa giữa 2 thời điểm:

+ Các câu chuyện được kể lại là hồi ức – những sự việc, mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 – 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

+ Thời điểm tác giả M.Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào? là khoảng năm 1917 – 1918. Trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu (năm 1913 – 1914), Kiếm sống (năm 1915 – 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào? được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 – 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự vệc với Pê-xcốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 – 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

ð Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý đến điều này.

- Quả vậy, trong VB có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.

- Ví dụ: Cái nhìn và giọng điệu tự phê phán, tự giễu mình trong nhiều câu văn:

+ Tôi trả thù ông ta bằng một trò nghịch ngợm, “man rợ”...

+ Những đứa hát sai, bị gã giọt thước kẻ vào đầu, giọt kêu khá đặc biệt và buồn cười. Nhưng không đau.

+ Tôi rất xúc động, một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực tôi, và ngay cả khi thấy giáo đã cho cả lớp về nhưng giữ tôi lại và nói rằng bây giờ tôi phải lặng hơn nước, thấp hơn cỏ thì tôi vui lòng, chăm chú nghe từ đầu đến cuối.

- Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gần chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

- Ví dụ:

+ (...) tôi đã bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo.

+ Và chính trong hoàn cảnh đáng nguyền rủa như thế, lần đầu tiên tôi bắt đầu đọc sách hay, nghiêm túc của văn học nước ngoài.

+ Thậm chí tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những gì khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa. Cái có thực và cần thiết chỉ ở trong sách, nơi mà mọi cái đều hợp lí hơn, đẹp hơn, nhân đạo hơn.

IV. Tổng kết

1. Nội dung

- Từ câu chuyện về nhân vật Pê-xcốp, nhà văn M.Gorki đã truyền đạt đến người đọc một thông điệp về tầm quan trọng của việc đọc sách. Tri thức là thứ tài sản quý giá của nhân loại và sách chứa đựng khối tài sản đó. Sách và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi đọc sách, chúng ta có thể học kiếm sống, học làm người (biết yêu thương, sẻ chia, sống tốt đẹp hơn từng ngày).

2. Nghệ thuật

- Thể loại: truyện kí.

- Giọng điệu: giản dị mà sâu sắc, mang màu sắc triết lý nhưng không khô khan, giáo điều mà hết sức nhẹ nhàng, thấm thía.

- Ngôn ngữ: mang màu sắc nghị luận, bên cạnh câu chuyện về Pê-xcốp, tác giả cũng đan xen những bình luận, nêu lên những quan điểm cá nhân và bày tỏ ý kiến về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9 văn bản 2: Tôi đã học tập như thế nào

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Tôi đã học tập như thế nào, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay